1. Thời gian là gì? Và sức ảnh hưởng của nó đối với con người như thế nào?

Trước khi đi vào phần chính của đề mục, chúng thử tìm hiểu khái niệm về thời gian và bản chất của thời gian là gì?

Đối với tất cả mọi người, kể cả người trong những nền văn minh tiến hoá cao thì qúa khứ là quan trọng, tương lai rất quan trọng nhưng hiện tại là vô cùng quan trọng. Chúng ta đã sống và hiểu quá khứ, nhưng chúng ta đang sống cho hiện tại để hiện thực tương lai. Nếu muốn có một tương lai tươi đẹp con người phải ý thức giác ngộ, phải thức tỉnh, phải hiểu biết thật sự, thông minh và sáng suốt. Tương lai của ta là sáng sủa hay tối tăm tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của chính ta trong thực tại. Thực ra, thời gian của quá khứ và tương lai là không có thật. Người ta chỉ có thể suy tưởng, nhớ nhung về quá khứ nhưng người ta không thể trải nghiệm thời gian của quá khứ. Vì thời gian quá khứ là thứ không có thực, nó chỉ tồn tại trong ký ức của mỗi người. Mọi sự trải nghiệm của con người về những quyết định, sự lựa chọn, việc làm, kỷ niệm trong quá khứ chỉ có thể xảy ra trong thực tại bằng ý thức.

ŸVí dụ: Ta và người vợ thân yêu của mình, thỉnh thoảng ngồi lại với nhau uống cafe ôn lại những ngày tháng vui buồn đã cùng nhau trải qua trong cuộc đời.

Ôn lại những kỷ niệm xưa đã từng xảy ra trong cuộc đời cũng có nghĩa là ta đang trải nghiệm thời gian của quá khứ. Ý thức vận hành trở về thời gian quá khứ trong ký ức, làm sống lại cảm xúc mà chúng ta đã từng trải nghiệm. Nhưng mọi thứ chỉ có thể xảy ra trong thực tại hiện hữu. Qúa khứ luôn hiện hữu trong thực tại, phủ bóng lên hiện tại; người ta luôn phải trải nghiệm và giải quyết mọi vấn đề, mọi quyết định mà con người đã chọn cho mình trong quá khứ.

ŸVí dụ: Một năm trước đây vợ chồng ta quyết định mua một căn nhà trả góp.Vì vậy, trong hiện tại mỗi tháng ta phải trả một số tiền nhất định nào đó cho ngân hàng. Tháng trước ta quyết định mở một quán cafe để kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian này mỗi ngày ta phải thức dậy sớm để chuẩn bị mọi thứ cho công việc phục vụ khách uống cafe. Tuần trước vì một cuộc vui với bạn bè ta đã uống rượu say mềm không còn kiểm soát, nhưng sau đó vẫn quyết định tự mình lái xe dẫn đến tai nạn chết người. Vì vậy, hôm nay ta phải đang phải ngồi trong tù để chờ ngày xét xử của toà án. Trước đây, hoàn cảnh sống của ta rất khó khăn, nhưng ta đã quyết tâm không từ bỏ và học hành đến nơi đến chốn. Vì vậy, hôm nay ta đã có được một công việc ổn định, lương cao và rất thành công trong cuộc sống.

Trong thực tế con người luôn quan tâm đến quá khứ, sống cho quá khứ. Thói quen của nhiều người trong chúng ta là mỗi buổi sáng mở tờ báo, mở laptop ra xem giá chứng khoán, giá vàng, giá ngoại tệ ngày hôm qua lên xuống như thế nào? Tìm đọc những vụ án mạng nghiêm trọng vừa xảy ra, quan tâm cuộc chiến ở đâu đó diễn biến như thế nào vv…hiểu biết quá khứ nhằm hoạch định cho tương lai là một việc làm đứng đắn. Nhưng thực ra có rất nhiều người chỉ quan tâm đến quá khứ nhằm thoả mãn sự tò mò và tự đem về cho mình sự mệt mỏi trong lòng vì những thông tin tiêu cực, không mang lại ích lợi gì.

Người ta có thể lên kế hoạch cho mọi việc làm, sáng tạo mọi thứ cho tương lai, nhưng người ta không thể trải nghiệm được thời gian của tương lai. Vì thời gian của tương lai là không có thật, nó chỉ tồn tại trong ý thức của con người. Và người ta chỉ có thể trải nghiệm một viễn cảnh xảy ra trong tương lại bằng sự tưởng tượng của cái trí trong thực tại của ý thức. Nhưng sẽ không bao giờ có một trường thời gian tương lai thực sự nào đó hiện hữu cho chúng ta trải nghiệm.

ŸVí dụ: Ta hẹn với một người bạn, 08h sáng ngày mai gặp nhau tại quán cafe X, uống cafe và bàn bạc công việc. Từ lúc ta quyết định đưa ra cuộc hẹn cho đến 08h ngày hôm sau là thời gian tương lai. Nhưng thực ra ta đang sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong thực tại cho đến 08h sáng ngày hôm sau. Mãi cho đến khi ta gặp người bạn để uống cafe và bàn bạc công việc thì lúc này đây không có cái gì gọi là thời gian tương lai, mà nó chính là thực tại.

Qúa khứ, hiện tại và tương lai thực ra chỉ là một, mọi điều trong quá khứ, mọi thứ của tương lai chỉ có thể xảy ra trong hiện tại. Qúa khứ luôn hiện hữu trong hiện tại, người ta đã sáng tạo ra mọi điều, mọi thứ trong quá khứ cho trải nghiệm hiện tại. Tương lai luôn hiện hữu trong hiện tại, người ta chỉ có thể sáng tạo ra mọi điều, mọi thứ cho tương lai trong thực tại hiện hữu. Trong ví dụ trên, ta thấy khi hẹn người bạn 08h ra quán cafe, thay vì hẹn tại quán cafe ta cũng có thể hẹn gặp nhau tại công ty, hoặc tại nhà. Như vậy là tại thời điểm đưa ra quyết định hẹn người bạn tại quán cafe, cũng tức là thời điểm ta đang sáng tạo ra tương lai. Đến khi ta và người bạn ngồi uống cafe và bàn công việc là ta đang sống với quyết định của quá khứ xảy ra trong hiện tại. Và sự thống nhất giữa ta với người bạn trong lúc ngồi uống cafe cho công việc, cũng chính là thời khắc của thực tại mà ta đã sử dụng để sáng tạo ra tương lai. Nhưng cũng tại cái thời điểm ta đưa ra cái quyết định hẹn người bạn ra quán cafe trước đó, ta cũng đang sống với quá khứ và quá khứ này là mối quan hệ, là công việc đang thực hiện dở dang với người bạn. Mối liên hệ giữa quá khứ và tương lai xảy ra trong hiện tại là mối liên hệ liên tục không bao giờ kết thúc trong trường thời gian vĩnh cửu. Sự gắng kết chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai tạo nên cái gọi là thời gian, tương tự như sự gắng kết giữa thể xác, trí tuệ và tinh thần tạo nên sự sống cho con người. Mọi sự trải nghiệm, mọi cảm xúc mà ta có được trong hiện tại đều đến từ sáng tạo của trí tuệ trong quá khứ. Và trong hiện tại cái trí của ta luôn chuyển động nhằm vận hành cái đã tồn tại trong ký ức và chuyển động sáng tạo ra tương lai. Tất cả mọi thứ đều được xảy ra trong thực tại hiện hữu không có trường thời gian khác.

Người ta sống là để trải nghiệm kịch bản đã viết ra trong quá khứ và sáng tạo ra tương lai trong thực tại hiện hữu. Gần như bất cứ sự trải nghiệm nào, bất cứ hành động nào của ta trong hiện tại đều được cái trí của ta sáng tạo ra trong quá khứ.

ŸVí dụ: Đã là 10h đêm, đến giờ ngủ nhưng ta cảm thấy rất đói bụng vì lúc chiều ta ăn ít. Và ngay trong thời điểm đó cái trí của ta sẽ đưa ra sự chọn lựa nhằm giải quyết cái đói đang hiện hữu trong ta: Phương án thứ nhất, ra phố ăn phở nhưng cái trí của ta cho rằng bây giờ mà ra phố ăn phở thì khuya quá và sẽ rất mệt. Cái trí lại phát hoạ ra phương án thứ hai, thay vì ra phố, ở nhà ăn tạm bánh ngọt, nhưng cái trí một lần nữa loại bỏ phương án ăn bánh ngọt vì nó cho rằng ăn bánh ngọt sẽ gây xót bụng. Cuối cùng cái trí chọn cách ăn mì tôm và sau khi đi đến quyết định cuối cùng, ta lập tức đứng dậy tiến hành các công đoạn nấu mì. Mọi việc đã xong, ta ngồi vào bàn thưởng thức món mì tuyệt hảo mà ta đã bỏ công sức ra nấu. Thưởng thức món mì trong hiện tại đói là sự trải nghiệm do cái trí đã sáng tạo ra trước đó. Trong lúc thưởng thức món mì ta thấy dường như còn đang thiếu một mùi vị gì đó trong món mì và ta chợt nhớ ra đó là vị cay. Vì vậy, ta lập tức vào bếp mở tủ lạnh lấy ra mấy trái ớt trở lại bàn ăn và cho ớt vào bát mì. Là một hành động trong hiện tại, nhưng việc vào bếp mở tủ lạnh lấy ớt và trở lại bàn ăn vẫn là hành động được cái trí vận hành tạo ra trước đó. Cho dù chỉ là một vài giây trước, nhưng nó vẫn được cho là hành động được cái trí sáng tạo ra trong quá khứ. Ngay cả việc xảy ra cái đói của chính ta trong hiện tại cũng bởi quyết định ăn ít của ta lúc chiều- xảy ra trong quá khứ.

Có rất nhiều sự trải nghiệm tội tệ bất ngờ xảy đến với chúng ta như: thiên tai bão lũ, động đất, sóng thần làm mất người thân nhà cửa vv… Nhưng cũng có những trải nghiệm hết sức thú vị, ví dụ như ta đi xem một trận bóng đá sau khi xem xong bất ngờ ban tổ chức thông báo ta được trúng số lớn. Việc trúng số lớn như trúng độc đắc là một việc hết sức may mắn và bất ngờ thú vị, nhưng việc xảy ra đã nằm trong chủ định của ta. Trúng số là may mắn nhưng ta phải mua vé số mới có thể trúng số đó là việc nằm trong hành động chủ định của cái trí dẫn dắt trong quá khứ. Nhưng đi xem đá bóng chủ định là để thoả mãn niềm đam mê thể thao, nhưng không là chủ định trúng số và một khi ta trúng số là việc mằm ngoài dự định ước muốn và suy tính của cái trí. Tương tự như vậy thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần là thứ không do chúng ta sáng tạo ra bằng cái trí, nhưng khi việc xảy ra lại làm ảnh hưởng đến ta. Tất cả đều xuất phát từ sự chọn lựa của cái trí và hành động của chính ta trong quá khứ mang lại. Ví dụ; Ta là một người con trong gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo truyền thống. Sau khi lớn lên ta cảm thấy dường như mình thực sự không thích tôn giáo và việc đi lễ nhà thờ thực hiện một số nghi lễ tôn giáo là cực hình với ta. Nhưng vì cha mẹ, vì truyền thống ta phải làm những việc đối với ta như là một bắt buộc. Thực ra mọi việc làm của ta trong hiện tại mặc dù ta không thích, nhưng nó vẫn là quyết định của ta từ quá khứ (tiền kiếp) mang lại.

Trong thực tế có những việc cụ thể xảy đến với chúng ta nhưng không do sự quyết định của cái trí, mà do nhu cầu tự nhiên của thể xác như cái đói, sự bài tiết vv… nhưng những sự này vẫn đến từ quá khứ. Có rất nhiều sự trải nghiệm không mong muốn hoặc thú vị, không do chủ quan của cái trí của ta tạo ra trong hiện tại. Nhưng tất cả đều do sự chọn lựa của cái trí và hành động chính ta trong quá khứ “tiền kiếp”. Và trong hiện tại chúng ta không biết là do chính mình đã sáng tạo ra, bởi chúng ta đã quên đi quá khứ tiền kiếp. Chỉ có Thượng Đế và các thế lực tâm linh biết và mang đến cho chúng ta cái mà ta đã lựa chọn trong “tiền kiếp”. Nó còn được gọi là định mệnh, là nhân quả báo ứng, phúc đức tiền kiếp, nghiệp chướng, những ngôn từ mà con người vẫn thường hay nói về nó.

Mọi trường thời gian xảy ra trong Vũ trụ là đồng thời, không trước không sau.

ŸVí dụ: Ta đang ở Sài Gòn trải nghiệm trường thời gian là 21h đêm, người con ở Dallas là 9h sáng, người bạn ở Luân đôn là 14h chiều. Cũng tại thời điểm này có một người đang làm việc ngoài không gian Vũ trụ. Người này đang trải nghiệm một trường thời gian không là buổi chiều, không là buổi sáng và cũng không là ban đêm. Và cũng tại thời điểm này bốn người liên lạc với nhau, nói chuyện cùng nhau. Bốn người đang hiện hữu trong 4 môi trường không gian khác nhau trong bối cảnh ý thức thời gian khác nhau. Nhưng khi đó tất cả cùng nhau trải nghiệm đồng thời một trường thời gian duy nhất đang xảy ra. Nó còn được gọi là trường thời gian duy nhất xảy ra và đồng thời cho tất cả mọi môi trường không gian trong vũ trụ; trường thời gian vĩnh cữu.

Trên thực tế, thời gian là thứ không có thực, thời gian chỉ tồn tại trong ý thức nhận biết của trí tuệ. Một năm của Trái đất là 365 ngày và 6h, và có thể một năm của một hành tinh Y trong thiên hà là 3650 ngày. Tất cả mọi sự quy ước đều do ý thức của con người quy định cho nó, dựa theo chuyển động của Trái đất và hành tinh Y. Trái đất tự quay quanh trục của nó ‘trên hành trình quay quanh Mặt trời’ một lần, người ta gọi nó là thời gian một ngày, đêm. Quay 30 lần là thời gian một tháng, 365 lần là thời gian của một năm. Thời gian trôi qua hay nói chính xác hơn thì đó là khoảng không gian mà Trái đất dịch chuyển để quay quanh Mặt trời, vận hành trong Vũ trụ. Để thấy rằng thời gian là không có thật, ta sẽ thấy trong ví dụ sau:

ŸVí dụ: Ta tiến hành đưa một con tàu vũ trụ, khởi hành từ Trái đất đến hành tinh Y dự tính hành trình là 10 năm. Thời gian 10 năm là theo tính toán của các chuyên gia mặt Đất, nhưng không tiết lộ cho các phi hành gia đi trên con tàu biết. Trên đường hành trình, các nhà du hành không đem theo lịch, đồng hồ và trong thời gian du hành các chuyên gia mặt đất cũng không nói cho những người trên con tàu biết là hành trình được bao nhiêu ngày. Và khi con tàu đáp xuống hành tinh Y, chắc chắn các phi hành gia sẽ không thể nào biết là mình đã hành trình tốn bao nhiêu thời gian. Vì thời gian là cái thực sự không tồn tại, nên các nhà phi hành không thể biết cái gì gọi là thời gian, khi họ di chuyển trong không gian Vũ trụ. Tất cả, đối với họ trong thời gian này chỉ là một thực tại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Riêng con người trên mặt Đất, biết con tàu đã vận hành mất 10 năm thời gian – căn cứ vào số lần mà Trái đất tự quay quanh trục của nó. Và người trên hành tinh Y, nói con tàu vận hành mất một năm thời gian, cũng căn cứ vào số lần mà hành tinh Y tự quay quanh trục của nó.

Tượng tự như vậy, ta vào trong lòng đất sống một cuộc sống, không có lịch, không đồng hồ, không liên lạc đủ lâu, chắc chắn ta không còn ý thức được cái gì gọi là thời gian. Cái duy nhất mà ta có thể cảm nhận được cái gọi là thời gian chỉ thông qua từng hoạt sống của chính mình. Trong khoảng thời gian này ta sẽ không thể tính toán được cái gọi là thời gian vì nó thực sự là cái không hiện hữu. Mọi thứ còn lại cho ta trong lúc này chỉ là từng khoảnh khắc, sang khoảnh khắc của trường thời gian vĩnh cửu. Nhưng con người trên mặt Đất có thể ý thức được là ta đã sống được bao nhiêu thời gian trong lòng đất, dựa vào số lần Trái đất tự quay quanh trục của nó.

“Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố.”

“The distinction between the past, present and future is only a stubbornly persistent illusion.” Albert Einstein.

Biểu hiện của thời gian trái ngược hoàn toàn với biểu hiện của Thượng Đế. Thời gian là thứ không có thật, nhưng lúc nào nó cũng cho ta cái cảm giác có thật. Thượng Đế là Đấng hoàn toàn có thật, nhưng lúc nào Thượng Đế cũng cho ta cái cảm giác không có thật. Thượng Đế không thể hiện hữu nếu cái trí của ta vẫn luôn vận hành trong trạng thái tư tưởng, bởi tư tưởng là biểu tượng của thời gian. Thượng Đế chỉ có thể hiện hữu khi cái trí trong trạng thái không thời gian, không tư tưởng, không ký ức. Chừng nào cái trí vẫn còn vận hành cái đã được biết, thì cái chưa được biết sẽ không xuất hiện, sự thật không hiện hữu và Thượng Đế cũng không  thể hiện hữu. Chỉ khi nào cái trí trong tình trạng trống rỗng hoàn toàn và thời gian không hiện hữu, sự thật mới có thể hiện hữu.

Thượng Đế đang ở xa chúng ta bao nhiêu không cần biết, Thượng Đế đang hiện hữu trong một trường không gian như thế nào không cần thiết. Nhưng Thượng Đế muốn trải nghiệm một cảm xúc vui hoặc buồn của chúng ta thì Ngài cũng vẫn phải sử dụng trường thời gian đang diễn ra cảm xúc đó. Vì vậy, ta và Thượng Đế hay bất cứ người nào đang hiện hữu trong Vũ trụ đều cùng nhau sử dụng một trường thời gian duy nhất, đồng thời, còn được gọi là trường thời gian vĩnh cửu.

Thượng Đế đã hiển thị ý nghĩa của từ thời gian trong ngôn ngữ Việt.

Thời là thời khắc là thực tại – Gian là gian lận, không thực.

Vậy thời gian là thời khắc gian lận, là thứ không có thật.

Chỉ có không gian là thứ có thực, không gian là không gian dối, nó là thứ hiện hữu chân thực mà chúng ta có thể nhìn ngắm, đo đạt và tính toán nó.

Vì lý do ấy nên chúng ta càng phải thêm yêu quí thực tại, việc ta làm được hôm nay, không hẹn cho ngày mai. Vì mọi thứ chỉ có thể xảy ra ngay tại thời điểm hiện tại và ngay bây giờ. Tương lai, quá khứ chỉ có thể xảy ra trong hiện tại, không còn một trường thời gian nào khác cho chúng ta. Vì thế, chúng ta không nên đặt nặng quá khứ, không để cho những quy định từ quá khứ áp đặt lên hiện tại, mặc dù chúng ta biết rằng quá khứ luôn phủ bóng lên thực tại. Tương tự như vậy, chúng ta không quá kỳ vọng vào tương lai mà phải ý thức và hành động ngay trong hiện tại. Con người không thể nào thay đổi được quá khứ lẫn tương lai, nhưng con người có thể thay đổi mọi thứ trong thực tại.

Chúng ta đã trải qua một cuộc chơi trong bóng tối và bây giờ là lúc chúng ta sẽ phải trải qua cuộc chơi ánh sáng. Chúng ta không thể nói chính xác là cuộc chơi nào dễ dàng hơn cuộc chơi nào. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một sự thật rằng; cuộc chơi có phần thưởng càng lớn, người chơi càng khó đạt được. Thực ra, với cuộc chơi này chúng ta sẽ không bao giờ thua, chỉ có điều là bao giờ thì chúng ta đạt được phần thưởng. Sớm, muộn do ta quyết định, suy nghĩ và hành động của ta trong thực tại quyết định, bởi thời gian thì không chờ đợi bất cứ ai.

  1. Con người nên hành động thế nào để có được sự thức tỉnh?

Với câu hỏi con người nên hành động thế nào để có được sự thức tỉnh, nó dường như là một câu hỏi mà ta đã biết được câu trả và giờ là lúc chúng ta thực hành điều ta đã biết. Trên thực tế nó phải là câu hỏi con người đã hành động như thế rồi, để hôm nay chúng ta có được sự thức tỉnh. Riêng Thượng Đế, câu hỏi được đặt ra cho chúng ta không phải là con người đã làm được bao nhiêu điều thiện, đã hành động được bao nhiêu điều từ bi, bác ái, có được bao nhiêu sự khôn ngoan, có được bao nhiêu kiến thức, tri thức. Nhưng là câu hỏi con người đã làm được bao nhiêu điều ác, thực hiện được bao nhiêu điều xấu xa tội lỗi, trải qua được bao nhiêu sự tối tăm, đau khổ gian truân vất vã trong cuộc đời. Đây mới thực sự là những điều Thượng Đế quan tâm, trước khi đi đến quyết định trợ giúp chúng ta có được sự thức tỉnh. Tương tự như vậy Thượng Đế không quan tâm chúng ta có được bao nhiêu sự thành công thế tục, có được bao nhiêu tiền bạc, tài sản, có được bao nhiêu hạnh phúc, an lạc. Nhưng là quan tâm chúng ta có được bao nhiêu sự thất bại, có bao nhiêu lần nghèo khổ đau thương, trải qua được bao nhiêu bất hạnh, nhận được bao nhiêu tai kiếp trong đời. Sự tốt đẹp, từ bi, bác ác, lương thiện, thành công, hạnh phúc, an lạc, khôn ngoan, tri thức… là những thứ mà Thượng Đế không quan tâm, cho đến trước lúc chúng ta trải nghiệm đầy đủ những gì xảy ra trong thế giới bóng tối, thế giới của đau thương tột cùng và vô cùng tiêu cực.

Và bây giờ cũng chính là lúc, chúng ta đặt ra cho mỗi người trong chúng ta câu hỏi con người nên làm gì tiếp theo trong thời gian tới để có được Nước Thiên đàng, có được sự thức tỉnh hoàn toàn, trở lại với thân phận Thần thánh của chính mình.

Trong thực tế đời sống, người ta làm gì để có tiền, làm gì để trở nên giàu có, làm gì để có được danh tiếng, làm gì để có được quyền lực. Nhưng làm gì để có thể trở lại với thân phận Thần thánh vốn dĩ của mình và Nước Thiên đàng thì không thể. Trong tất cả mọi hành động tích cực mà chúng ta hành động trên hành trình trở về, thì từ thiện là việc làm vô cùng quan trọng. Nhưng thường khi nói đến từ thiện chúng ta hay gắn nó với chữ làm, thực ra từ thiện không phải là làm. Ở một cấp độ cao hơn bằng nhận thức tâm linh, thì từ thiện không là làm, nhưng là một hành động từ thiện. Người ta không nói làm chia sẻ, làm giúp đỡ, mà là một hành động chia sẻ, một hành động giúp đỡ người khác, một hành động từ thiện, một hành thiện nguyện.

Vấn đề quan trọng của chúng ta trong lúc này không phải là làm, mà là ý thức, là thức tỉnh, là giác ngộ. Trước tiên con người phải ý thức được thế giới tâm linh là cái gì? Thượng Đế là ai? Nguồn gốc con người từ đâu? Ta là ai? Ta đến Trái đất với mục đích gì? Sau này ta sẽ đi về đâu và được gì? Và tiếp đến là ta sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới để có được điều ta mong muốn?  Thực ra khi chúng ta đặt ra câu hỏi Thượng Đế là ai? Không có nghĩa là chúng ta đã thực sự hiểu biết Thượng Đế là ai. Một sự thật mà chúng không thể phủ nhận rằng với hiểu biết, với nhận thức hiện tạị của chúng ta thì không có một ai, không có bất cứ một người nào trên thế gian này có thể hoàn toàn hiểu biết sự thật về Thượng Đế. Cái mà chúng ta có thể diễn tả được bằng ngôn ngữ, có thể đặt tên được thì không phải là Thượng Đế thực sự. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không hiểu biết một tý gì về Thượng Đế. Ý nghĩa thực sự về Thượng Đế của chúng ta trong hiện tại là cái chúng ta có thể cảm nhận được, ý thức được về những sự thật hiện hữu chung quanh ta. Bởi tất cả mọi sự thật hiện hữu chung quanh ta cũng chính là sự thật về Thượng Đế.

Khi con người ý thức sự thật, nó sẽ là động lực thúc đẩy con người tiến đến hoàn thiện chính mình.

Khi con người ý thức được sự thật, con người sẽ không bao giờ chấp nhận lui bước mà là tiến lên.

Khi con người ý thức được sự thật, con người sẽ biết chọn Thiên đàng hơn là địa ngục trần gian.

Khi con người ý thức được sự thật, con người sẽ hành động theo tiếng gọi của linh hồn.

Khi con người ý thức được sự thật, con người sẽ hành động theo tiếng gọi của tình yêu thương từ con tim.

Và khi tình yêu từ con tim lên tiếng, con người sẽ hành động từ bi, bác ái, bao dung, độ lượng, tha thứ, chia sẻ, giúp đỡ…

Khi tình yêu lên tiếng con người sẽ sống vui vẻ, chan hoà, thân ái, đơn giản, mộc mạc, gần gủi, với lòng biết ơn Thượng Đế.

Trải qua các thời kỳ chúng ta đã thực hành rất nhiều các tính cách tiêu cực, giờ là lúc chúng ta hãy mở lòng ra, hãy trao cho con tim một không gian tự do rộng mở, hãy để cho tình yêu lên tiếng. Giờ là lúc hãy để cho ý thức và tình yêu dẫn dắt linh hồn, nếu chúng ta luôn nhận thức được điều đó thì chúng ta sẽ có tất cả.

Giờ là lúc con người phải tự ý thức không để cho những tình cảm như thù hận, ganh ghét, nóng giận, ích kỷ, tham lam, dục vọng, ham muốn, thống trị, sở hữu, lo lắng, sầu não, buồn phiền, vô ơn trỗi dậy mà hãy để nó lắng đọng trong ký ức. Đừng nên khơi dậy những tình cảm này trong tâm trí, dù đôi lúc trong cuộc đời vẫn còn đó nhiều trái ngang xảy ra trước mắt và tác động đến chúng ta.

Nhưng khi những tiêu cực đó tác động đến, chúng ta lập tức nghĩ ngay đến mục đích tốt đẹp sau cùng của ta, nghĩ ngay đến thân phận Thần thánh của mình. Chúng ta phải ngay lập tức vận dụng ý thức của mình chế ngự những tình cảm tiêu cực không cho chúng bộc phát. Mặc dù, chúng ta vẫn biết rằng những thông tin tiêu cực đang tồn tại đầy trong tiềm thức và tàng thức, có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào.  Con người trên thực tế đã sống trong tăm tối và liên tục trải nghiệm các tính cách tiêu cực hàng ngàn năm qua.

Vậy nếu ai nói rằng, tôi sẽ từ bỏ được ngay lập tức các tính cách tiêu cực đã tồn tại trong tâm trí tôi là sai lầm. Vấn đề là chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể tách rời nhưng không phụ thuộc vào những kinh nghiệm tiêu cực mà chúng ta đã có. Chúng ta nên biết, con người càng sử dụng lý trí khống chế tình cảm, nó sẽ càng nỗi loạn. Sử dụng các hình thức bạo lực, trói buộc, giam hãm, đè nén, kỷ luật, khống chế tình cảm đối với mình hay người khác, tất cả đều dẫn đến thất bại. Khống chế tình cảm bằng phương pháp gọi là từ bỏ ngay tức thì, sẽ không khác gì lực lượng của nhà cầm quyền khống chế toàn bộ người dân trong nước, đang đói khát, không nỗi loạn.

Ai tự cho rằng, tôi sẽ lập tức thành công trong việc từ bỏ những tính cách tiêu cực sẽ là rất nguy hiểm. Vì bởi, cái mà người khác nhìn thấy được từ họ chỉ là tạm thời, là sự che đậy – nó tương tự như hiện tượng mặt biển lặng yên trước khi Trời nỗi lên cơn bão lớn.

Khi con người bước vào thời kỳ trải nghiệm tích cực, mọi thứ cũng sẽ diễn ra như một quá trình không thể nóng vội. Bắt đầu với một số thay đổi nhỏ hằng ngày trong cuộc sống và sự bắt đầu phải từ chính ta, không từ người khác. Trải nghiệm tiêu cực hay tích cực là một tiến trình tự nhiên không thể gò bó và ép buộc, mọi sự áp đặt, cưỡng bách đều dẫn đến thất bại. Để giúp con người có thể trải nghiệm được tiêu cực, Thượng Đế đã bắt đầu cho chúng ta bằng sự thiếu ý thức và tối tăm. Để con người có thể trải nghiệm được tích cực, Thượng Đế sẽ giúp cho chúng ta thức tỉnh trở lại và tiếp nhận tri thức ánh sáng. Vì vậy, mọi sự thay đổi của con người trong thời kỳ này đều phải bắt đầu bằng ý thức và tiếp theo sẽ là hành động. Trên thực tế, con người sẽ không bao giờ từ bỏ được các tính cách tiêu cực mà ta đã có trong quá khứ, nó luôn hiện hữu bất biến vĩnh cửu trong tâm trí của mỗi người. Trong thời điểm hiện tại, vấn đề của chúng ta không phải là từ bỏ mà là thay thế và lấp đầy. Ý thức là cái đầu tiên và cuối cùng có thể dẫn dắt được tâm hồn con người đến với ánh sáng tình yêu tuyệt đối.

Ÿ Ví dụ: Một cô gái đang yêu say đắm nhưng vừa mới bị người yêu bỏ rơi. Cảm giác đầu tiên của cô gái là giận dữ, thất vọng, tổn thương, buồn chán và cảm thấy sự cô đơn luôn hiện hữu trong đời sống. Nguyên nhân của các cảm giác này xuất phát từ sự mất mát, mất đi chỗ dựa về tinh thần cũng như vật chất, mất đi chỗ dựa cho tương lai từ ảo tưởng mà cô gái đã dựng lên. Mất đi các cảm giác vui thú về thể xác, mất đi những niềm vui và các thói quen do chàng trai đã từng mang lại.

Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ dẫn đến sự tự cô lập, thất tình, suy sụp…

Vì vậy, nếu muốn tình trạng này không còn nữa, nhất thiết cô gái này phải quên đi chàng trai đó. Nhưng sự quên ở đây không có nghĩa là cô gái có thể xoá đi các thông tin đã có về chàng trai, mà là sử dụng liệu pháp thay thế và lấp đầy. Tức là cô gái phải tự mình tìm kiếm và sáng tạo ra các thông tin thay thế. Phương pháp hiệu quả nhất là cô gái phải tự thức tỉnh, tự đứng lên tìm một chàng trai khác để yêu và được yêu. Khi các dữ liệu thay thế từ mối tình mới càng lúc càng nhiều, càng tốt đẹp nó sẽ lấp dần các dữ liệu cũ thì từ đó, các dữ liệu cũ sẽ khó xuất hiện. Trong trường hợp bất ngờ, cô gái chợt gặp lại người yêu cũ hoặc xuất hiện những kỷ niệm về mối tình xưa, thì lúc này cô gái cũng chỉ nhớ về người xưa như là một kỷ niệm thuộc về ký ức, nhưng không còn cảm thấy đau khổ nữa.

Ÿ Ví dụ: Có một đứa trẻ lớn lên trong một khu phố rất phức tạp. Vì vậy, bạn bè của đứa trẻ phần lớn là những đứa trẻ hư hỏng, quấy phá xóm làng, trộm cắp, hút thuốc uống rượu và cờ bạc. Biết vậy nên cha mẹ của đứa trẻ đã rất lo lắng cho con mình, nhưng với bạn bè và môi trường sống như thế, đứa trẻ đã có biểu hiện hư hỏng. Phương pháp tốt nhất giúp cho đứa trẻ không hư hỏng là cắt đứt nguồn dữ liệu dẫn kích hoạt tàng thức của đứa trẻ. Vì vậy, cha mẹ của đứa trẻ phải chọn giải pháp chuyển nhà hoặc cho đứa trẻ tiếp cận với một môi trường mới sống tốt hơn. Giao tiếp với bạn bè tốt, hàng xóm tốt là tiếp cận nguồn thông tin tốt thay thế và lấp dần lên những dữ liệu tiêu cực đã có trong tâm thức.

Tương tự như vậy:

ŸVí dụ: Trong khu phố của ta đang sinh sống có rất nhiều ruồi, muỗi, chuột, bọ nhưng những khu phố chung quanh trong thành phố thì không có. Mọi người trong khu phố thường xịt thuốc tiêu diệt, nhưng chỉ được một thời gian chúng lại sinh sôi, nẩy nở càng lúc càng nhiều hơn.

Ruồi, muỗi, chuột, bọ…trong thế giới sinh vật chúng đại diện cho thế lực tối. Vì vậy, cũng như các thế lực tối khác, chúng ta sẽ không thể nào có được một cuộc sống tốt đẹp, nếu chúng luôn hiện hữu chung quanh ta.

Vấn đề, của chúng ta không phải là nên tiêu diệt chúng như thế nào mà là thay đổi như thế nào. Nguyên nhân của ruồi muỗi, chuột bọ là vì môi trường sống trong khu phố quá ô nhiễm và dơ bẩn. Vì vậy, muốn chúng không còn nữa, chỉ cần mọi người trong khu phố thay đổi ý thức; bằng cách sống vệ sinh sạch sẽ và chung tay cải tạo môi trường sống chung quanh, tự chúng sẽ biến mất. Chúng ta không thể tiêu diệt hết ruồi muỗi, chuột bọ chung quanh ta nhưng tiêu diệt môi trường sống của chúng chung quanh ta.

Tương tự như vậy, nhưng ta không thể làm thay đổi suy nghĩ và lối sống tiêu cực của người khác, trong môi trường sống chung quanh ta, theo ý muốn của mình. Cách tốt nhất là ta thay đổi môi trường sống của chính ta, xa rời tiêu cực, tiếp cận môi trường sống tích cực. Đồng thời ta phải tự ý thức, thức tỉnh và luôn biểu hiện lối sống tích cực, tiêu cực sẽ biến mất.

Tương tự như vậy, chính quyền nhiều nước trên thế giới và phần đông chúng ta xem các tổ chức tôn giáo cực đoan và các phần tử khủng bố là mảng tối trong xã hội hiện đại. Vì vậy, chính phủ nhiều nước đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và vũ khí hiện đại nhằm tiêu diệt khủng bố. Nhưng như những gì chúng ta đã thấy, đã biết càng tiêu diệt khủng bố, khủng bố càng xuất hiện nhiều. Tiêu diệt tổ chức này, tổ chức khác sẽ mọc lên, tiêu diệt nhóm này, nhóm khác sẽ hình thành. Các tổ chức khủng bố như con rắn nhiều đầu, chặt cái này, lập tức cái khác sẽ mọc ra.

Phần lớn tư tưởng của các phần tử khủng bố không vì lòng ham muốn quyền lực, không vì sự sống giàu có, xa hoa. Nguyên nhân gây nên hành động khủng bố xuất phát từ niềm tin mù quáng, mê muội, cuồng tín; từ những nỗi sợ hãi ghê gớm tồn tại trong tâm hồn. Các phần tử khủng bố sợ hãi đủ mọi thứ, sợ Thượng Đế, sợ Thánh Allah, sợ phạm tội, sợ quên mất một lần cầu nguyện, một ngày đi lễ, sợ phạm các nghi lễ tôn giáo. Nhưng có một thứ duy nhất mà ai cũng sợ nhưng các phần tử khủng bố không sợ, đó là cái chết. Vì đối với họ chết là cách tốt nhất đến được Thiên đàng, nếu hành động của họ là bảo vệ danh dự của Thượng Đế, Giáo chủ, niềm tin và tôn giáo của mình. Cho nên họ không sợ chết, họ sẵn sàng tử vì đạo, hy sinh sự sống để có được cái Thiên đàng ảo tưởng nào đó mà họ luôn mong muốn.

Đối với gần như toàn bộ loài người đến với cái chết thì chúng ta gọi là bị chết, nhưng đối với các phần tử khủng bố họ gọi là được chết. Với một niềm tin vô cùng mãnh liệt, nhưng vô cùng mù quáng, cuồng tín như vậy, nên chúng ta không thể tiêu diệt cái gọi là khủng bố bằng hành động giết chóc, bằng bom đạn, bằng vũ khí hiện đại. Lực lượng quân đội chính phủ các nước trên thế giới không thể tiêu diệt hết khủng bố. Vấn đề không phải là nên giết chết sự sống thể xác của họ như thế nào? Nhưng là tiêu diệt nỗi sợ hãi và niềm tin mù quáng, mê muội tồn tại trong suy nghĩ và tâm hồn họ như thế nào? Tiêu diệt khủng bố không là súng đạn, nhưng là tri thức ánh sáng, là sự thật về Thượng Đế và thế giới tâm linh. Các thế lực chính quyền không thể tiêu diệt hết các phần khủng bố, nhưng các lực lượng Lightworker, là những người phụng sụ ánh sáng. Nếu các lực lượng này có thể trợ giúp cho họ nhận thức được đâu là sự thật, đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối tự động họ sẽ không làm kẻ khủng bố nữa. Môi trường sống của khủng bố không ở bên ngoài, không là sa mạc, núi non, rừng rậm, nhưng là sự cuồng tín và sợ hãi từ phía bên trong tâm hồn của họ.

Những biểu hiện bên ngoài của tất cả mọi vấn đề là thể hiện ý thức và diễn biến nội tâm từ phía bên trong của từng cá nhân, tập thể hay của toàn bộ nhân loại. Khủng bố cũng không ngoại lệ!

Thông tin mà con người sáng tạo ra và tiếp nhận trong quá trình sống, được xếp chồng lên liên tục trong tâm trí từ trên xuống dưới theo chiều thời gian từ kiếp này sang kiếp khác. Nó được ví như những xấp tài liệu được xếp chồng lên liên tục trong một chiếc hộp không có cửa mở, muốn tìm kiếm các tài liệu này phải tìm từ trên xuống dưới. Các thông tin đã được tâm trí ghi nhận càng lâu, càng sâu càng khó truy cập.

Trong hiện tại, hoạt động ý thức của con người rất hạn chế vì nó bị giới hạn trong cơ thể 3d. Cơ thể trong chiều không gian 3d, con người chỉ có thể truy cập thông tin theo một chiều, hoặc là từ trên xuống dưới, hoặc từ ngoài vào trong. Nhưng một khi chúng ta sở hữu cơ thể ánh sáng, con người sẽ truy cập thông tin ký ức và tiếp nhận thông tin mới cực kỳ nhanh chóng. Lúc này con người sẽ truy cập và tiếp nhận thông tin theo phương thức đa chiều kích, đa chiều không gian.

Ÿ Ví dụ: Trong cơ thể 3d muốn tiếp nhận nội dung một cuốn sách ta phải lật và đọc từng trang một. Nhưng trong cơ thể ánh sáng ta chỉ cần cầm cuốn sách lên chụp hình nó bằng nhiều chiều kích, nhiều chiều không gian khác nhau. Như người ta chụp hình cắt lớp trong y học, một lúc với hàng trăm chiếc máy siêu nét. Vì vậy ngay tức thì ta sẽ ý thức được toàn bộ nội dung cuốn sách.

Vì các lý do đã nêu, nên trong hiện tại chúng ta không thể thực hiện từ bỏ ký ức mà là chôn vùi ký ức. Chúng ta không thể thực hành từ bỏ các tính cách tiêu cực, mà phải sử dụng nhiều, thật nhiều những biểu hiện hành động tích cực để lấp đầy, chôn chặt những thông tin tiêu cực xuống sâu trong tâm trí. Càng ý thức và hành động tích cực, đời sống con người sẽ càng trở nên tốt đẹp và đầy đủ hơn về mọi phương diện, tương xứng với luật ân điển của Thượng Đế. Đời sống của chúng ta sẽ tốt đẹp và đầy đủ hơn cũng là hình thức Thượng Đế giúp cho con người đẩy lùi các tính cách tiêu cực.

Những người có tầm ảnh hưởng lớn đến Nhân loại, thế giới, đất nước, xã hội càng lớn bao nhiêu thì họ phải càng mau thức tỉnh bấy nhiêu. Họ là những nhà lãnh đạo tôn giáo, chức sắc tôn giáo, những nhà chính trị, lãnh đạo nhà nước, chính quyền- những ông chủ các tập đoàn, ông chủ các doanh nghiệp, ngân hàng – những người tiếng tăm, địa vị và giàu có trong xã hội – những nhà lãnh đạo giáo dục và những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực truyền thông…

Vì nhóm người này đã được Thượng Đế trao cho họ quyền lực, danh vọng, tiếng tăm, tiền của, giàu sang và được hưởng thụ nhiều hơn ngươi khác trong hiện tại. Cho nên họ phải có ý thức trách nhiệm hơn với chính họ và với người khác. Sự thức tỉnh tâm linh của họ sẽ góp phần tạo ra tiếng nói có giá trị hơn so với người bình thường. Sự thức tỉnh của nhóm người này sẽ là động lực góp phần thúc đẩy nhiều người thức tỉnh hơn.

Hiện thực thức tỉnh bản thân, chính là hành động trợ giúp người khác. Nhưng họ cũng chính là những người đi đến một hành tinh khác, sớm hơn những người bình thường, nếu họ không lựa chọn cho mình sự thức tỉnh.

Trong thời kỳ thực hành luật hữu vi Thượng Đế sẽ không chấp nhận trì hoãn vì nó sẽ gây nên sự chậm trễ làm phá hỏng kế hoạch vĩ đại của mình. Con người phải chấp nhận chọn một trong hai con đường mà Thượng Đế đã cho phép “Thức tỉnh trở về với thế giới của Thượng Đế, hay chọn tiếp tục đến với một đời sống tối tăm khác trong thiên hà.”

  1. Sau khi thức tỉnh con người nên hành động như thế nào?

Thông thường khi đề cập đến thức tỉnh người ta sẽ nghĩ ngay đến tâm linh. Vì vậy câu hỏi được đặt ra phải là khi con người đã có ý thức thức tỉnh họ sẽ phải thực hành những nghi thức tâm linh nào nữa không? Đây chính là trăn trở của nhiều người đang theo đuổi tâm linh và đã có ý thức giác ngộ. Họ thường là không biết nên hành động như thế nào để làm vừa lòng Ông, Bà Thượng Đế, Ông Phật, Ông Chúa, Ông Thánh, Bà Thần của họ. Họ loay hoay không biết nên theo tôn giáo nào, theo pháp môn nào, theo giáo phái nào sẽ là tốt nhất cho họ? Họ không biết nên nghe theo lời của Ông Phật, lời của Ông Chúa, lời của Chân sư, hay lời của những ông thầy tu, Linh mục tự xưng mình là bậc tu hành đắc đạo.

Qủa thực, con người thật kỳ lạ, gần như tất cả chúng ta không bao giờ dám tin rằng chúng ta chính là nguồn, là chân sư,  là Thần thánh, là Thượng Đế thực sự. Chúng ta luôn thiếu vắng niềm tin nơi chính mình để rồi họ tự làm khổ chính mình. Chân lý là mảnh đất không có lối ra, con người đang sống trong chân lý, tắm mình trong chân lý, con người đang nắm giữ chân lý nhưng con người vẫn cứ mãi đi tìm kiếm chân lý ở tận một nơi xa xôi nào đó. Việc tự làm khổ của chính chúng ta tương tự như việc những nhà khoa học gởi thông điệp vào Vũ trụ với hy vọng nếu trong Vũ trụ thực sự có sự sống trí tuệ khác họ sẽ trả lời. Trong thực tế, cái mà chúng ta luôn mong chờ đã, đang và sẽ luôn luôn hiện hữu trên Trái đất này, ngay bên cạnh chúng ta và ngay trong chính mỗi chúng ta. Nhưng quả thật gần như hầu hết tất cả chúng ta đã không dám tin vào sự thật này mà lại đi tìm kiếm ở tận một nơi xa xăm nào đó trong Vũ trụ.

Đây thực sự là nỗi khổ tâm và trăn trở của nhiều người. Họ đưa người khác lên tận mây xanh, họ tâng bốc ca ngợi người khác không tiếc lời, họ luôn thần tượng người khác nhưng họ lại luôn đánh giá thấp về mình và luôn tự ty mặc cảm với hiểu biết của mình. Một tư tưởng luôn trông chờ vào một phép màu nào đó, luôn ỷ lại vào một ai đó, luôn phụ thuộc vào một người thầy nào đó, đã làm cho họ không còn sức sáng tạo. Nhưng họ phải biết rằng bản thân họ cũng như ai, không thua kém ai về bất cứ phương diện nào. Vì họ cũng đã được Thượng Đế trao cho họ tất cả mọi thứ như bao nhiêu con người. Chỉ cần họ tự tin phát huy khả năng vô tận đang tiềm ẩn trong chính họ; họ sẽ có tất cả. Chỉ có con người là hay tự đánh giá thấp về mình, riêng Thượng Đế luôn đánh giá cao về con người.

Sự thật của ta không nằm trong kinh Thánh, kinh Phật, trong triết học, trong Tôn giáo, trong kinh, trong sách hay trong bất kỳ công thức nào. Sự thật của ta không có trong lời giảng của Phật, của Chúa hay bất kỳ Chân sư nào. Cho dù mọi lời giảng dạy của Phật, của Chúa, của Chân sư là chân lý. Cho dù trong kinh, trong sách, trong công thức có sự thật thì tất cả mọi chân lý và sự thật đó cũng không phải là của ta mà là của Ông Phật, Ông Chúa, của những người sáng tạo ra kinh, sách, công thức đó.

Sự thật luôn là sự thật, không ai có thể thay đổi được sự thật. Vậy nếu hỏi sự thật là cái gì? Câu trả lời sẽ là, sự thật không là cái gì cả, bản chất của sự thật đơn giản chỉ là sự thật, ngoài ra không còn có một cái gì khác trong bản chất của sự thật. Bản chất sự thật của mọi sự kiện, mọi vấn đề, mọi thứ, mọi vật không sự thật nào giống với sự thật nào, nó là khác nhau hoàn toàn. Nhưng quả thực, sự thật rất kỳ diệu, nó là thứ rất đơn giản, mộc mạc và dễ gần, sự thật không từ chối bất cứ người nào, không xa lánh bất cứ ai, sự thật không giờ nói không với bất kỳ ai. Chỉ cần người ta có ham muốn, đam mê, theo đuổi, tìm kiếm sự thật, sự thật sẽ xuất hiện với họ. Sự thật hiện hữu khắp hiện hữu khắp nơi, khắp chốn, hiện hữu trong mọi mặt đời sống. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có được sự thật, nếu ta không tự tìm kiếm sự thật cho chính ta. Sự thật luôn chuyển biến vận hành, thay đổi liên tục trong đời sống của chúng ta, nó là thứ không đứng yên một chỗ. Nói như thế không có nghĩa là chân lý này, sẽ có thể bị thay thế bằng một chân lý khác, chân lý hơn. Nói như thế không có nghĩa là sự thật này có thể bị thay đổi bằng sự thật khác, sự thật hơn. Chân lý là chân lý, sự thật là sự thật không có gì, có thể thay đổi được chân lý, không có gì có thể thay đổi được sự thật. Sự chuyển biến và vận hành của sự thật nói cho dễ hiểu qua các ví dụ sau:

Ví dụ; Năm trước ta sống lang thang hết chỗ này đến chỗ khác, không nhà không cửa là sự thật, nhưng cho đến hôm nay ta đã có nhà có cửa, có cuộc sống ổn định cũng lại là sự thật. Ví dụ; Tháng trước ta sống trong muộn phiền, không thể định hướng cho cuộc đời là sự thật. Nhưng cho đến hôm nay ta đã suy nghĩ thông suốt và có thể định hướng cho tương lai, vì vậy ta đã tìm thấy sự vui vẽ và ý nghĩa cho mục đích sống, nó vẫn là sự thật. Ví dụ; Hôm qua ta không tiền nên phải ăn cháo cho qua bữa, nhưng hôm nay ta được ăn cơm, như vậy hôm qua ăn cháo, ngày nay ăn cơm đều là sự thật. Ví dụ: Sự thật về số người chết vì bệnh dịch Ebola thay đổi liên tục qua từng ngày. Sự thật về giá vàng thế giới chuyển biến và thay đổi liên tục qua từng giây, từng phút, sự thật về lợi nhuận của một công ty thay đổi qua từng quý.

Con người ta sẽ không bao giờ có thể tìm thấy được chân lý vĩnh cửu, không bao giờ có thể tìm thấy được sự thật vĩ đại. Nếu con người ta không thể ý thức được những sự thật nhỏ nhoi, bình dị xảy ra chung quanh chúng ta.

“Người không coi trọng sự thật trong những vấn đề tiểu tiết cũng không thể tin cậy được trong việc lớn.”

“Anyone who doesn’t take truth seriously in small matters cannot be trusted in large ones either.” Albert Einstein.

Vì vậy, trước khi nhìn thấy và hiểu biết được điều xa hơn, người ta phải ý thức và hiểu biết sự thật về những điều xảy ra trước mặt và những gì hiện hữu trong sống. Nếu con người ta không thể ý thức được trên con đường đi của họ có thể sẽ có những ổ gà, những hầm chông chờ sẵn phía trước và ý thức được bản chất sự thật của ổ gà và hầm chông là cái gì, con người ta sẽ không thể đến được nơi mình muốn đến.

Sự thật rất kỳ lạ và rất đặc biệt vì nó không hề giống với bất cứ thứ gì. Người ta có thể đem lại cho người khác bất cứ thứ gì; từ tiền bạc, đến danh vọng, quyền lực, của cải, sự kính trọng, tình yêu và nhiều thứ khác trong sống, ngoại trừ sự thật. Nhưng có một thứ trong sống nhìn thoáng qua có vẽ rất giống với sự thật, đó là hạnh phúc. Tương tự như vậy người ta có thể mang đến cho người khác, bất cứ thứ gì nhằm giúp người đó tự tạo ra hạnh phúc cho chính người đó. Nhưng người ta không thể nào đem hạnh phúc của mình cho người khác. Như đã nói ở phần trên, hạnh phúc là thứ người ta sẽ giử lại cho chính mình, không là thứ cho đi. Cái mà người ta cần phải cho người khác, nhằm giúp người đó tự tìm thấy hạnh phúc là tình yêu, nhưng không là cho hạnh phúc. Nói là có vẽ giống nhau, nhưng thực ra sự thật luôn giử cho mình sự khác biệt độc tôn của nó. Vì khi con người ta đã ý thức được sự thật, hiểu biết được sự thật, đã thấu triệt sự thật về một vấn đề nào đó, thì sẽ không có một ai có thể lấy đi sự thật mà họ đã sở hữu. Tương tự như vậy, người ta không thể đem bóng tối vào căn phòng đang tràn ngập ánh sáng, với mục đích làm cho nó tối lại. Nhưng đối với hạnh phúc thì khác, người ta có lấy đi hạnh phúc của người khác bằng nhiều cách khác nhau tương đối dễ dàng. Lấy đi hạnh phúc của người khác, không có nghĩa là người ta có thể sử dụng hạnh phúc của người đó. Lấy đi nhưng thực ra là đem lại cho người khác điều ngược lại với hạnh phúc. Cũng có nghĩa là người ta đem lại thứ gây ra đau khổ, khiến cho người đó mất đi hạnh phúc của chính họ.

Sự thật và bản ngã là hai thứ có vẽ giống nhau nhất. Vì bản ngã của ta là thứ phải do ta tự tạo ra, người khác không thể đem lại bản ngã cho chính ta. Bản ngả có vẻ giống với sự thật vì tất mọi sự thật, không có sự thật nào hoàn toàn giống với sự thật nào và bản ngã của mỗi người là không bao giờ giống nhau với người khác. Bản ngã giống với sự thật vì không ai có thể đánh cắp hoặc lấy mất đi bản ngã hoặc sự thật của chính ta. Sự khác biệt duy nhất giữa sự thật và bản ngã là: Sự thật của ta là thứ phải do ta tự tìm kiếm, còn bản ngã của ta là thứ phải do ta tự tạo nên.

Như đã nói ở phần trên chân lý là sự thật, nói ngược lại sự thật cũng chính là chân lý. Vậy nhưng  J. Krishnamurti có ý gì khi nói rằng “Chân lý là mảnh đất không có lối mòn”. Qủa thật, câu nói của Ông mang quá nhiều ý nghĩa, ngoài ý nghĩa chân lý là thứ mà mỗi người trong chúng ta phải tự tìm kiếm trên con đường riêng của mình. Hành trình tìm kiếm và thấu triệt chân lý cho ta, thì chỉ có bộ não của ta, ý thức của ta mới có thể tìm thấy được cho chính ta. Đây quả thật là hành trình mang tính độc nhất, không có bạn đồng hành và không có bất cứ một lối mòn nào có sẵn trên đường đi. Ngoài ra sự thật không lối mòn, chân lý không có lối mòn, vì bởi không có sự thật nào giống với sự thật nào, không có chân lý nào giống với chân lý nào. Sự thật của ngày hôm nay không dựa vào sự thật của ngày hôm qua để hình thành. Bản chất sự thật của ngày hôm qua và bản chất sự thật của ngày hôm nay, không bao giờ có sự giống nhau. Chân lý vĩnh cửu, sự thật vĩnh hằng là chân lý vĩnh cữu là sự thật vĩnh hằng. Chân lý hiện hữu và sự thật hiện đang xảy ra không giống với sự thật vĩnh cửu và chân lý vĩnh hằng. Mọi chân lý, mọi sự thật đều có đặc trưng riêng của nó, được hình thành từ bản chất riêng của từng sự kiện, từng sự việc, từng sự vật.

Vì vậy, khi ta muốn nhận biết đâu là sự thật, thì khi tiếp nhận tất cả các nguồn thông tin từ người khác, ta chỉ xem nó là câu hỏi nhưng không là câu trả lời. Và từ những câu hỏi đó, ta phải tự ý thức chúng trên tinh thần không xét đoán và không định kiến, từ đó ta sẽ nhận biết đâu là sự thật. Đây mới chính là sự thật của bản thân, không còn là sự thật của người khác, không còn là sự thật của riêng ai.

“Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.”

“Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning”Albert Einstein.

Ÿ Ví dụ: Ta đọc, ta nghe người ta giảng dạy định luật bảo tồn năng lượng, thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp. Nhưng ta không hiểu được nó, không ý thức được về nó, cũng có nghĩa là ta không có sự thật về những điều họ nói, những gì họ giảng dạy. Hành trình tìm kiếm chân lý, tìm kiếm sự thật nhất định phải do ta tự thực hiện. Người khác chỉ có thể giúp ta có được nguyên liệu, dữ liệu về chân lý, về sự thật, nhưng không thể giúp ta có được sự thật cho chính ta.

Sự thật khi được truyền đạt từ người này sang người khác, sẽ không còn là sự thật. Trừ khi người tiếp nhận phải tự mình làm mới nó lại một lần nữa, tự mình lập trình lại một lần nữa bằng ý thức nhận biết của chính mình. Ví dụ rất đơn giản, khi ta nói với người chủ tiệm tạp hoá, bán cho tôi ba viên kẹo. Người bán hàng đưa cho ta ba viên kẹo và nói tổng cổng của anh sáu đồng.

Ba viên kẹo sáu đồng, tức là mỗi viên hai đồng, sự thật đơn giản này thì một người bình thường ai cũng có thể nhận biết. Nhưng là một sự thật dù có đơn giản hay phức tạp đến đâu, thì tất cả đều thể hiện dưới dạng thông tin và con người phải xử lý các thông tin ấy bằng ý thức. Từ lúc tiếp nhận thông tin, cho đến lúc ý thức của ta xử lý xong thông tin là một quá trình bắt buộc, cho dù việc xử lý diễn ra trong tích tắc dễ dàng hay phức tạp dài lâu. Ba viên kẹo sáu đồng, đối với những người bình thường là một thông tin đơn giản. Nhưng với một đứa trẻ không may bị bệnh thiểu năng “down”, thì việc ý thức được sự thật một viên kẹo giá hai đồng, ba viên là sáu đồng không phải là điều dễ dàng. Mặc dù, đứa trẻ bị bệnh cũng là một linh hồn như tất cả mọi linh hồn hiện hữu trong vũ trụ. Vấn đề của con người không phải là ai hơn ai, ai thua ai, nhưng vấn đề là thời điểm của một linh hồn có thể ý thức được sự thật.

ŸVí dụ: Có một người nông dân hái được 365 quả xoài, người lái buôn trả cho mỗi quả xoài là 2400 đồng. Sau khi thống nhất giá cả, người lái buôn lấy giấy bút ra tính toán và nói với người nông dân, tổng cộng: số tiền của bà là 876.000 đồng. Như vậy sự thật đã xuất hiện từ phía người lái buôn, nhưng chưa phải là của người nông dân. Đối với  người nông dân tại thời điểm này chỉ có thể là niềm tin, chưa phải là sự thật. Vì bởi người nông dân mù chữ và chưa bao giờ biết thế nào là một phép tính cộng hay tính nhân.

Quá trình buôn bán như vậy lặp lại nhiều lần, nhưng người nông dân kia vẫn chưa bao giờ biết được số tiền mình đã nhận có đúng với sự thật hay không? Sự thật chỉ có thể xuất hiện với người nông dân trừ khi, người nông dân kia phải học và biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia rành rọt để tự mình kiểm chứng lời nói của người lái buôn.

Trường hợp này chỉ cho biết rằng, ta sẽ không thể nào có được sự thật từ lời nói nào của ai, cuốn sách của ai, công thức của ai, nếu ta không thể tự mình chứng nghiệm và ý thức nhận biết rõ ràng về nó.

ŸVí dụ: Có một người thanh niên không bao giờ chấp nhận lời nói của Đức Phật “đời là bể khổ”. Vì bởi người thanh niên kia được sinh ra trong một gia đình giàu có quyền lực, từ nhỏ anh ta đã luôn sống trong nhung lụa giàu sang, muốn gì được nấy. Nhưng không may cho anh ta, một ngày nọ gia đình anh ta gặp nạn và đột nhiên anh ta mất tất cả. Từ đó, anh ta sống trong vất vã, nghèo khổ, bị khinh ghét, khi đó anh ta mới có thể chứng nghiệm được câu nói “đời là bể khổ” của Đức Phật là chân lý.

Vì vậy, khi tiếp nhận bất cứ một thông tin nào, cho dù thông tin đó xuất phát từ đâu thì chúng ta cũng không nên vội vàng xét đoán hoặc chấp nhận ngay tức thì. Vì bởi, xét đoán theo định kiến của ta có khi là sai lầm, dẫn đến phủ nhận sự thật và chấp nhận tức thì, chỉ vì nó phù hợp với ý muốn của ta, có khi không là sự thật.

ŸVí dụ: Trong một lần đi chợ ta mua sắm rất nhiều thứ khác nhau và sau khi đã chọn được tất cả các món hàng, người bán hàng trao cho ta một tờ hoá đơn. Vậy số tiền từ tờ hoá đơn kia là sự thật, hay cũng có thể là sai sự thật vì cố ý hoặc vô tình thì ta cũng sẽ không bao giờ biết được, nếu ta không tự kiểm chứng nó.

Trong đời sống, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với những mối liên hệ khác nhất định phải có niềm tin. Nhưng niềm tin không phải là sự thật, niềm tin không thể thay thế được sự thật. Khi sự thật hiện hữu thì niềm tin chỉ còn là dĩ vãng.

ŸVí dụ: Ta đang rất cần một số tiền là 5 triệu để chữa bệnh và có người bạn hứa 16h ngày mai tôi sẽ cho bạn mượn số tiền này. Từ khoảnh khắc người bạn đưa ra lời hứa cho đến 16h ngày hôm sau, ta chỉ có thể tin chứ chưa phải là sự thật. Chỉ đến khi người bạn cầm số tiền 5 triệu đưa tận tay ta, đây chính là khoảnh khắc của sự thật hiện hữu và tự động niềm tin chỉ còn lại là dĩ vãng.

Tương tư như ví dụ trên, khi Đức Chúa Guêsu hứa với Loài người nếu tin vào lời rao giảng của Ông ta thì con người sẽ có Nước Trời. Từ lúc, tiếp nhận lời hứa cho đến lúc con người có được Nước Trời, chúng ta chỉ có thể tin và thực hành trong niềm tin nhưng chưa phải là sự thật. Đến khi nào chúng ta thực sự có được Nước Trời thì lúc đó mới là sự thật hiện hữu, khi sự thật hiện hữu thì niềm tin không còn hiện hữu. Sự thật hiện hữu là sự thật hiện hữu, sự thật tồn tại trong ý thức nhận biết là chân lý. Những gì ta không trông thấy, không phải là những thứ không chứa đựng sự thật. Nhưng tất cả những điều ta trông thấy và không trông thấy đều chứa đựng sự thật. Trong thế giới trần tục người ta chỉ thực sự tin khi hiểu biết và cảm nhận được sự thật bằng ngũ quan. Nhưng với những người theo đuổi thế giới tâm linh ngược lại, họ tin tưởng và cảm nhận sự thật bằng ý thức nhận biết từ phía bên trong. Trong thế giới tâm linh rất nhiều sự thật con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có thể nhìn thấy bằng ý thức nhận biết từ bên trong.

Người theo đuổi khoa học chứng minh cái trông thấy, người theo đuổi tâm linh chứng minh cái không trông thấy. Bởi vậy, con người tin vào khoa học hơn là tin vào tâm linh. Nhưng trên thực tế, đôi khi cái người ta nhìn thấy và tưởng rằng nó là sự thật cần phải theo đuổi lại không là sự thật. Người theo đuổi khoa học, phần lớn không tin vào tâm linh. Nhưng người theo đuổi và thực sự hiểu biết về tâm linh luôn tin tưởng vào khoa học và xem tâm linh và khoa học là một, không có sự chia tách. Chỉ đến khi nào những nhà khoa học hiểu biết về thế giới tâm linh, trên con đường theo đuổi khoa học, thế giới của chúng ta mới có thể sở hữu được công nghệ siêu đẵng, thuộc hàng công nghệ tâm linh.

Trên thực tế không phải bất cứ cái gì mà con người có thể cảm nhận bằng ngũ quan đầy đủ đều mang tính chân thật.

ŸVí dụ: Có một chàng trai con độc nhất của một gia đình giàu có nọ, yêu một cô gái gia cảnh bình thường, nhưng rất xinh đẹp. Cha mẹ chàng trai phản đối quyết liệt, vì cho rằng cô gái không thực sự yêu con trai mình, mà chỉ yêu tiền của gia đình mình. Riêng chàng trai không nghĩ vậy, bởi trong mắt của chàng trai, cô gái là người tốt và không có biểu hiện gì gọi là tham tiền. Sự xung đột giữa hai bên đã nảy sinh, vì vậy chàng trai dọn ra ngoài ở riêng và sống tự lập không dựa vào gia đình nữa. Trong thời gian này cô gái chẳng những cô gái không phiền trách gì chàng trai, ngược lại cô ta luôn chăm sóc cho anh ta rất chu đáo.

Nhưng để chứng minh cho nhận định của mình là hoàn toàn đúng nên cha mẹ của chàng trai sử dụng chiến lược không đã động đến mối quan hệ của con trai nữa. Nhưng hai người đã lên một kế hoạch thử lòng cô gái nhằm chứng minh cho con trai nhận ra sự thật. Bằng cách bán đi ngôi biệt thự sang trọng, thuê một căn nhà nhỏ tồi tàn sống và tuyên bố với mọi người rằng mình đã phá sản và nợ nần rất nhiều. Ngoài ra, ông bà còn thuê một chàng trai đẹp đóng giả làm người giàu có và theo đuổi cô gái ráo riết. Và điều gì đến sẽ phải đến, chưa đầy ba tháng sau cô gái đã từ bỏ chàng trai con nhà giàu có thực sự, chấp nhận chàng trai giàu có giả dạng.

Từ một ví dụ đơn giản như vậy, có thể nói cho chúng ta biết rằng không phải bất cái gì ta nhìn thấy được, nghe được, cảm giác được cũng điều mang tính chân thật. Không có bất cứ một người nào có thể nói cho ta biết được đâu sự thật. Chúng ta không thể hỏi người khác về sự thật, nhưng là hỏi chính ta. Sự thật không phải lúc nào cũng ở từ phía bên ngoài, nơi mà ta có thể nhìn thấy, nghe được, nhưng là cái mà ta có thể cảm nhận, nhìn thấy từ phía bên trong ý thức của chính ta.

Chúng ta có thể tin vào bất cứ điều gì, nhưng niềm tin phải được dựa trên nền tảng nhận biết của ý thức. Chúng ta không nên tin vào bất cứ cái gì, tin vào lời nói, lời hứa của bất cứ ai mà không dựa vào ý thức nhận biết của chính ta. Niềm tin được hình thành bởi lời nói, lời hứa, công thức của ai đó, nhưng nếu ta không thể nhận thức được nó là sự thật. Thì tất cả mọi niềm tin kiểu như vậy đều là mù quáng, mê muội cho dù những niềm tin này được xuất phát từ đâu. Tin tưởng một người được dựa trên nền tảng đạo đức và sự thật mà người đó thể hiện là niềm tin xác đáng. Nhưng tin tưởng một người chỉ vì thân phận của người đó, mà không cần xét tới các yếu tố đạo đức của họ trên nền tảng sự thật, thì quả thật đó chỉ là những niềm tin sai lệch, mù quáng. Ví dụ: Có một người sau khi nhập đồng, hay đang trạng thái bình thường tự xưng mình hiện thân của Đức Phật, hiện thân của Thượng Đế là Nguyên Thần Thượng Đế. Và vì tất cả những điều này nên có rất nhiều người tin tưởng theo đuổi họ, phụ thuộc vào họ và cung phụng ý muốn của họ. Nhưng nếu quan sát thực tế chúng ta nhận thấy rằng, những lời họ rao giảng, điều họ nói và gần như tất cả mọi phát ngôn của họ không dựa trên nền tảng của chân lý và sự thật. Họ chỉ phát ngôn toàn những lời sặc mùi mê tín, dị đoan, nói toàn những lời hăm doạ, đe nặc, trừng phạt và ban thưởng nhằm khống chế tinh thần, trói buộc tư tưởng người tiếp cận. Và cùng với thời điểm đó ta gặp một người có thân phận bình thường, học vấn không cao, không bằng cấp, không tiếng tăm, đia vị. Ngoài ra người này cũng không phải là người tu hành, không là đạo sư, minh sư gì cả và cũng không tự xưng mình là ai. Nhưng những lời nói của người này đơn giản dễ hiểu và ẩn tiềm nhiều chân lý, chứa đựng nhiều sự thật.

Vậy hỏi ta nên tin tưởng ai và nên theo đuổi ai một trong hai người; chỉ có ta mới có thể trả lời được câu hỏi này cho chính ta. Trên thực tế, muốn trả lời câu hỏi này thì tự mỗi chúng ta phải có ý thức nhận biết và vận hành ý thức tự phân biệt đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối, đâu là thực đâu là giả. Và phải tự tách rời ra khỏi đám đông, không bị phụ thuộc  bởi đám đông và không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông . Và khi chỉ còn lại một mình ta, duy nhất chỉ một mình ta sự thật mới có thể xuất hiện với ta.

Nhiều người đã tan gia bại sản vì những niềm tin như vậy.

Nhiều người mất cả tình lẫn tiền, ôm hận và đau khổ vì những niềm tin kiểu ấy.

Nhiều người trở nên điên khùng thực sự, vì quá tin vào đồng bóng, linh hồn, ma quỷ, Thần thánh, pháp sư, thầy cúng… kiểu như vậy.

Trong lịch sử thế giới đã có không ít những sự kiện, mà hầu như cả thế giới đều tin  và chấp nhận nó như là một sự thật, nhưng trên thực tế nó lại không phải là sự thật.

ŸVí dụ: Trước đây hầu như mọi người đều tin Trái đất là trung tâm và Mặt trời quay quanh Trái đất, cho đến khi nhà thiên văn Nicolaus Copernicus phát hiện thì ra Trái đất xoay quanh Mặt trời mới là sự thật. Nhưng tại thời điểm đó sự thật chỉ là của Nicolaus Copernicus, chứ không là của mọi người. Sự thật chỉ thực sự hiện hữu khi mỗi chúng ta tự nhận thức đầy đủ về nó, trường hợp Trái đất quay quanh Mặt trời là sự thật không thể chối cãi.

Tương tự như vậy, hiện tại có rất nhiều người tin rằng; thuyết tiến hoá của Charles Darwin là sự thật vì nó có thể giúp giải thích nguồn gốc của con người. Hoặc có rất nhiều người tin rằng; Thượng Đế sẽ căn cứ vào hành vi của con người mà trừng phạt hay ban thưởng. Những niềm tin kiểu như thế này liệu có phải là sự thật hay không thì tự mỗi người phải kiểm chứng từ phía bên trong nội tại chân ngã của chính mình. Phân biệt là cực kỳ quan trọng khi chúng ta muốn thay thế những kiến thức lạc hậu không chân thực bằng những hiểu biết mới mẽ chân thực. Niềm tin của chúng ta sẽ không được soi sáng, vì những hiểu biết thiếu chân thực không còn phù hợp với thời đại mới.

Người ta có thể nhận thức đầy đủ về bất cứ một vấn đề gì để xác định niềm tin, nó còn gọi nhận thức về các niềm tin cốt lõi. Nhưng không nên lúc nào cũng đòi hỏi là phải nhìn thấy sự thật trước khi tin. Nếu con người luôn đòi hỏi sự thật, nhất là sự thật về thế giới tâm linh thì con người sẽ không thể tiếp cận được bất cứ sự thật nào. Vì khởi đầu của sự thật là niềm tin – niềm tin là nền tảng là cơ sở, là khởi nguồn cho con người tìm thấy chân lý và sự thật. Và mọi điều xảy ra trong cuộc sống vẫn không có gì khác biệt, khởi đầu cho sự thành công, giàu có, quyền lực… đều bắt đầu bằng niềm tin. Niềm tin là trung gian, là chiếc cầu nối giữa ước mơ và hiện thực, giữa đam mê và thành công.

Chân lý và sự thật thực ra chỉ là một, nhưng chân lý là công cụ diễn đạt, trình bày, thể hiện sự thật bằng các phương tiện như lời nói, kinh, sách. Một sự việc diễn biến, một tội ác xảy ra, một hành động thánh thiện, Địa ngục, Thiên đàng, Thượng Đế không là chân lý nhưng là sự thật. Chỉ đến khi người ta sử dụng ngôn ngữ để diễn tả, diễn đạt bản chất của mọi sự kiện, trên nền tảng sự thật bằng lời nói, bằng kinh, bằng sách, bằng công thức khi đó sự thật trở thành chân lý. Khi nói đến diễn
đạt, diễn tả là nói đến cái đã có, cái đã xảy ra, vì vậy chân lý mang tính quá khứ, sự thật bao gồm cả quá khứ hiện tại và tương lai. Chân sư là bậc thầy về sự thật, vì vậy lời nói của họ rất minh triết, mang nhiều chân lý. Họ là những người thức tỉnh hoàn toàn, nên họ luôn hiểu biết rất rõ ràng đâu là sự thật. Sự thật có thể đến từ các nguồn vật lý hữu hình hoặc siêu hình, sự thật hiện hữu khắp nơi, khắp chốn trong muôn mặt đời sống. Nhưng chân lý chỉ có thể tồn tại trong ý thức nhận biết của con người.

Sự thật đến từ Thượng Đế; khác với lời nói, hình ảnh đến từ Thượng Đế, từ Thần thánh, từ các nguồn như thiền định, yoga, ngoại cảm hay đến với bất kỳ phương thức nào. Ngôn từ Thượng Đế không thề nói lên sự thật về Thượng Đế, sử dụng phương tiện ngôn ngữ để diễn tả sự thật trên thực tế có rất nhiều hạn chế. Ngôn ngữ chưa từng bao giờ là thứ có thể dùng để diễn tả hết bản chất của sự thật. Ngôn ngữ mà Thượng Đế trao cho con người thực ra chỉ là công cụ cho trường trải nghiệm trần thế, nhưng không là công cụ hoàn hảo nhất dùng để diễn tả hết bản chất của sự thật. Bản chất của sự thật không phụ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai, cho dù ý kiến đó có minh triết đến đâu. Sự thật của vấn đề phải được tìm thấy trong bản chất của sự kiện từ chính ta. Chân lý không tồn tại trong niềm tin của tâm hồn mà nó hiện hữu trong ý thức nhận biết. Tương tự như người ta ý thức Trái đất xoay quanh Mặt trời không chỉ là niềm tin mà là sự thật. Mặc dù, phần lớn chúng ta chưa một lần ra ngoài không gian Vũ trụ để nhìn ngắm Trái đất đang xoay quanh Mặt trời.

Chúng ta nên biết rằng, không phải lúc nào những lời rao giảng của Ông Phật, Ông Chúa hay của bất cứ của một Chân sư nào nói ra cũng đều mang tính chân thật. Trong các thời kỳ trước đây, trong hoàn cảnh mà Loài người trên Trái đất đang trải nghiệm mặt trái Thiên đàng thì những lời nói của Họ không bao giờ, bao gồm toàn bộ sự thật. Nhưng hành động của họ là để chỉ nhằm giúp con người hoàn thành sứ mệnh trải nghiệm của chính con người.

Ngay cả trong thời kỳ tiếp nhận ánh sáng có không ít thông điệp từ các Thiên thần gởi đến cho Loài người thông qua những người phụng sự ánh sáng (Lightworkers’ Guidelines). Nhưng không phải tất cả những gì mà Họ đã truyền đạt trong mỗi thông điệp cũng đều là sự thật, huống chi trong các thời kỳ trước tất cả những điều Họ nói đều là sự thật. Trong tất cả các thông điệp của Họ gởi đến cho loài người từ trước đến nay, có bao nhiêu phần là sự thật, bao nhiêu phần được che dấu, bao nhiêu phần nhiễu loạn, chúng ta không thể nào biết được. Vấn đề của Thượng Đế và các chân sư không phải là che dấu, không là nhiễu loạn, mà là dữ liệu là tri thức của Nhân loại có được bao nhiêu trong thời điểm tiếp nhận thông điệp. Từ cấp độ cá nhân cho đến cấp độ Nhân loại, Thượng Đế và các chân sư luôn biết nên truyền đạt thông tin gì, ở cấp độ nào cho phù hợp với ý thức nhận biết hiện hữu của đối tượng. Thượng Đế và các chân sư không thể truyền đạt các thông điệp vượt khả năng hiểu biết của đối tượng. Phần lớn, các thông điệp từ các Đấng gởi đến thực ra chỉ là những câu hỏi có chất lượng cao hơn dành cho đối tượng, không là giải thích. Tất cả thông điệp của các Đấng gởi cho con người đều dựa trên nền tảng của sự thật, nhưng sẽ là sự thật cho những ai biết trả lời cho chính mình. Che đậy và nhiễu loạn không là ác ý nhưng là dành cho con người một cơ hội, nó còn được gọi là cơ hội tiến hoá.

Thực ra, tất cả mọi chân lý, mọi sự thật mà Thượng Đế, Phật, Chúa và các chân sư trao cho Nhân loại không bao giờ là một cổ bánh hoàn hảo, nhưng nó chỉ là nguyên liệu. Và từ các nguyên liệu này mỗi người phải tự làm ra cho mình một cổ bánh hoàn hảo theo tính cách, theo sở thích của chính mình. Đó cũng chính là chân lý, “Chân lý là mảnh đất không có lối mòn” của J. Krishnamurti. Nhưng trong thực tế đời sống, chúng ta quan sát và nhận ra rằng, không phải ai cũng là người thích tự mình làm bánh, mà chỉ thích ăn bánh do người khác đã làm sẵn. Nếu đã như vậy thì ta sẽ không bao giờ có được chân lý, không bao giờ có được một nhận thức thấu triệt về sự thật cho chính ta.

Chỉ đến khi nào chúng ta thực sự quan tâm theo đuổi với niềm đam mê hết mực và tự chứng nghiệm tất cả bằng ý thức nhận biết từ bên trong của chính mình. Lúc đó, chúng ta mới có thể nhận biết được đâu là sự thật, đâu là điều không thật. Đam mê là nguồn cung cấp năng lượng cho cỗ máy thành công. Một người luôn sống và làm việc với niềm đam mê cháy bỏng dễ thành công hơn người có tài năng, nhưng không có đam mê. Một người tài năng nhưng sống và làm việc không có niềm đam mê rất dễ dẫn đến thất bại. Tài năng không đồng nghĩa với thành công, tài năng chỉ là một bộ phận trong vận hành của cổ máy thành công.

Sự thật của ta không ở trong người khác, mà sự thật ở trong chính chúng ta. Sự thật của mọi linh hồn hiện hữu trong đại Vũ trụ là sự thật Thượng Đế.

Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người luôn né tránh sự thật, từ chối sự thật và không cần tìm kiếm sự thật nhất là sự thật về thế giới tâm linh. Vì nếu nhìn thấy và chấp nhận sự thật từ thế giới tâm linh, họ sẽ phải từ bỏ rất nhiều thứ mà họ đã tích luỹ cả đời; từ kiến thức đến danh vọng, tiền của vv…Vì vậy, họ thà chối bỏ sự thật, chối bỏ Thiên đàng cái mà họ đã cố gắng thuyết phục chính mình nó là ảo tưởng, còn hơn là từ bỏ những gì mà họ đang sở hữu. Thực ra, những gì mà họ đang sở hữu, đang cố níu kéo, bám chặt vào nó trong đời sống thế tục chỉ là ảo tưởng. Trong thế giới trần tục, mọi thứ rồi sẽ qua mau, tất cả chỉ là công cụ cho một trường trải nghiệm của trần gian. Mọi thứ nơi đây là hoàn toàn có thật, nhưng là sự hiện hữu cho một kết thúc ngắn ngủi, vô thường, không trường tồn với con người. Trong thời kỳ hữu vi con người sẽ không thể nào sở hữu dài lâu được bất cứ cái gì xuất phát từ một tư tưởng sai lầm, tăm tối, tiêu cực.

Trong thời kỳ mới, mỗi chúng ta phải tự ý thức khẳng định mình, tự tin vào khả năng của chính mình. Phụ thuộc vào tôn giáo nào, phụ thuộc vào pháp môn nào, phụ thuộc vào bất cứ người nào; là ỷ lại. Tư tưởng phụ thuộc sẽ chặn đứng con đường phát triển tâm linh, hạn chế sức sáng tạo, đánh mất tự do và không thể nào tiếp cận được sự thật. “Tự do đầu tiên và cuối cùng” J. Krishnamurti.

Con đường là riêng cho mỗi người, chúng ta phải có tự do để sáng tạo bản ngã cho chính mình. Chúng ta không nên quá bận tâm, quá chú ý là người khác nghĩ gì, làm gì, vấn đề là chúng ta nên nghĩ gì và hành động như thế nào. Chúng ta không thể chịu trách nhiệm về việc người khác nghĩ gì và làm gì. Chúng ta chỉ có thể chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành động của chính chúng ta. Nếu ta ý thức rằng; suy nghĩ và hành động của ta là đạo đức, là ý thức hành động trong sự thật thì việc người khác khen hay chê, ta không nên quá bận tâm và quan trọng hoá điều họ nghĩ, điều họ nói.

Bản ngã của mỗi người được sáng tạo nên bởi chính ý thức và hành động của người đó. Người khác không thể suy nghĩ và hành động giúp cho ta tạo nên bản ngã của ta. Vì vậy, phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào một thế lực nào, phụ thuộc vào bất cứ tổ chức nào là tự đánh mất chính mình. Linh hồn của ta có được tự do hoàn toàn hay không, phụ thuộc vào chính ta không do người khác. Bản ngã, thực chất của bản ngã đơn thuần cũng chỉ là cái tôi không hơn không kém. Nhưng là để cái tôi của ta trở thành cái tôi cao cả cho sự hoà nhập với tổng thể, nhưng không là cái tôi trong sự phân biệt chia rẽ. Mỗi chúng ta nếu không có được một bản ngã cho riêng của mình, sẽ không thể thực hiện được việc hoà nhập với tổng thể, nhưng là hoà tan trong tổng thể. Vì khi bị hoà tan từ góc nhìn tổng thể ta thấy dường như mình không tồn tại trong đó.

Tương tự như vậy nếu ta không có bản ngã của riêng mình, ta như hạt đường nhỏ bị hoà tan trong ly nước cùng với những hạt đường khác, để rồi sau khi bị hoà tan ta không còn nhìn thấy ta hiện hữu trong tổng thể ly nước. Ta chỉ nên trở thành chính ta, nhưng không là một ai đó để ta cố gắng trở thành. Tôi và bạn tạo nên thế giới, tôi và bạn và mọi sự liên hệ trong sống tạo nên tổng thể. Thượng đế là cái, tạo ra cái, tạo ra cái tổng thể, vì vậy Thượng Đế được coi là đại diện cho tổng thể, là tổng thể được hình thành từ mỗi cá thể của chúng ta và tất cả hiện hữu gộp lại. Tổng thể luôn chuyễn động và thay đổi liên tục, sự thay đổi liên tục của tổng thể diễn ra phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi cá thể, góp phần xây dựng nên tổng thể, nó còn được hiểu ta là người đồng sáng tạo cùng Thượng Đế. Từ bản ngã của mỗi cá thể góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, sinh động cho tổng thể. Vì vậy, không có cái gọi là diệt ngã, mà mỗi chúng ta phải tự sáng tạo bản ngã cho chính mình, một lần nữa, một lần nữa liên tục bất biến vĩnh cửu. Bởi vì bản ngã của mỗi chúng ta là một viên gạch, là nền tảng, là thành viên, là thứ không thể thiếu để góp phần xây dựng cho ngôi nhà tổng thể hoàn hảo.

Sáng tạo bản ngã là điều mà Đức Chúa Guêsu đã từng nhắc nhở cho chúng ta thông qua dụ ngôn ; Dụ ngôn những yến bạc(Lc 19: 12 -27 ), Tân ước Mátthêu – Chương 25, câu 14-30. 14 “Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ.15 Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức,16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác.17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác.18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.”21 Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.”23 Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi.25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! “26 Ông chủ đáp: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi,27 thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến.29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”.

Thực tế từ dụ ngôn trên, Chúa Guêsu nói cho chúng ta biết, con người đến với thế gian là để tìm kiếm kinh nghiệm, trải nghiệm và sáng tạo ra bản ngã cho chính ta, nhưng không là tẩu thoát, không là tìm nơi trú ẩn an toàn. Tốt cũng thuộc về bản ngã, xấu cũng là bản ngã, thiện ác, đúng sai tất cả mọi điều, mọi thứ mà chúng ta kinh nghiệm qua, trải nghiệm qua, tất cả đều thuộc về bản ngã của chính ta. Sáng tạo bản ngã không có nghĩa là chỉ tìm kiếm, trải nghiệm qua những gì thuộc về tốt đẹp, lương thiện, từ bi, bác ái nhưng là tìm kiếm trải nghiệm qua tất cả mọi điều, mọi thứ ánh sáng cũng như bóng tối. Tuỳ vào khả năng của mỗi người trong đời sống trần thế mà tự mình sáng tạo nên bản ngã cho chính mình. Nhưng tất cả phải hành động và tự mình thực hiện việc sáng tạo ra bản ngã, sáng tạo ít hay nhiều không quan trọng, mọi thứ còn tuỳ thuộc vào khả năng của từng linh hồn. Nhưng không được thụ động, không được tẩu thoát, không nên tìm kiếm sự trú ẩn an toàn. Trong một cuộc chiến, thì mọi người phải cùng nhau ra trận, mọi người phải góp phần xông pha trong trận chiến, không  bằng cách này thì cách khác, thì lúc chiến thắng ta mới có thể chia sẻ vinh quang cùng mọi người. Thử hỏi, mọi người đều tham gia chiến đấu, riêng ta thì lại tìm cho mình một cái lô cốt nào đó để trú ẩn và chỉ chờ cho cuộc chiến đi đến thắng lợi cuối cùng, ta xuất hiện chia sẻ vinh quang được sao?. Trong cuộc chiến có tướng tất nhiên phải có quân, tuỳ theo khả của mỗi người trong từng vị trí của cuộc chiến. Nhưng đều quan trọng là tất cả phải quyết tâm, phải xông pha chiến đấu hết sức mình thì mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Tương tự như vậy, cuộc chơi tiến hoá mà Thượng Đế sắp đặt cho Nhân loại, thì tất cả cũng phải cùng nhau tham gia vào cuộc chơi, cùng nhau hành động và khi thắng lợi cuối cùng đến, ta mới có thể cùng nhau chia sẻ vinh quang với mọi người. Nhưng nếu bản thân ta không tham gia cuộc chơi, không tham gia hành động nhưng chỉ muốn tìm nơi an nhàn trú thân, thấy khó khăn, đau khổ là tìm cách tẩu thoát, thử hỏi làm sao ta có được phần thưởng cho chính ta.

Mỗi con người phải tự đi trên con đường do mình sáng tạo ra, không thể đi trên con đường của người khác đã đi qua. “Chân lý là mảnh đất không có lối mòn” J. Krishnamurti.

Hãy sống cho mình, hãy yêu thương chính mình; cho mình là cho người khác, yêu thương mình là yêu thương người khác như yêu thương chính mình. Thực ra đã rất nhiều chân sư, đạo sư đã nói nhiều đến điều này, nhưng để hiểu rõ lời họ nói, để có thể thấu triệt được sự thật từ lời họ khuyên không là điều dễ dàng. Bởi những gì họ nói là rất trừu tượng, khó hiểu và rất khó cảm nhận được từ trong sống. Nói rằng cho người khác là cho mình, chia sẻ cho người khác là yêu thương mình, thực sự là điều khó hiểu. Bởi khi ta cho người khác cái gì là ta đã mất đi cái đó, ta chia sẻ cho người khác cái gì cũng có nghĩa là ta sẽ bị ít đi cái ta đang có. Nhưng không vì vậy mà ta sống ky bo, ích kỷ, giữ gìn, tích luỹ và chỉ biết có bản thân không cần quan tâm đến người khác. Nếu ta làm như vậy, không có nghĩa là ta sai, ta là người xấu, nhưng là ta không biết yêu thương chính bản thân mình, không có lợi cho mình. Bản chất của mọi việc là không có đúng, không có sai, không có tốt không có xấu. Bản chất của bóng tối, giá trị của bóng tối là vinh danh ánh sáng. Không có bóng tối giá trị đích thực của ánh sáng không tồn tại. Hiểu biết giá trị của cái ác, cái thiện mới được vinh danh.

Thực tế trong Vũ trụ bóng tối nhiều hơn ánh sáng, thực tế trong sống cái ác nhiều hơn cái thiện. Vì vậy khi con người hiểu biết thấu triệt bản chất của bóng tối, cái ác, người ta mới trân quý, vinh danh ánh sáng, cái thiện. Lối sống ích kỷ, vì bản thân chỉ thực sự có lợi, trừ phi Loài người là sự sống duy nhất tồn tại trong Vũ trụ. May thay chúng ta không cô đơn, chúng ta còn có Thượng Đế, Đấng sáng tạo tối cao, sáng tạo ra chúng ta, còn có Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ, dòng họ, anh chị em tồn tại khắp nơi nơi trong Vũ trụ. Đây cũng chính là nguyên nhân nếu ta sống ky bo, ích kỷ, giử gìn, tích luỹ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không có lợi cho chính mình. Bởi theo luật nhân quả nếu ta giúp đở cho ai, chia sẻ cho ai một phần ta sẽ nhận lại được bảy phần cái ta đã cho đi. Yêu thương, kính trọng người khác bằng sự chân thành, ta cũng sẽ nhận lại được tình yêu thương và sự kính trọng chân thành từ người khác người khác gấp bảy lần. Trước đây, điều này xảy ra trong kiếp sau, ngày nay xảy ra trong kiếp sống hiện tại.  Điều này đã được Đức Chúa Guêsu nhắc tới trong Kinh Thánh Tân ước Mátthêu – Chương 13, câu 12 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất”.

Nó là nguyên nhân mà chúng ta nhận thấy trong đời sống thực tế, người giàu cứ tiếp tục giàu, càng lúc càng giàu hơn. Người nghèo khổ càng lúc càng nghèo khổ hơn, không thể vượt thoát khỏi số phận, giỏi giang cách mấy cũng không thể thành công, như có ma ám cuộc đời. Qủa thực, tất cả mọi thứ đều do chúng ta đã tạo ra trong vô thức tiền kiếp nhưng chúng ta không thể nhận biết trong hiện tại.

Nhưng tất cả mọi thứ không phải lúc nào Thượng Đế cũng giấu giếm bằng tiền kiếp. Chúng ta có thể nhận thấy yêu thương mình là yêu thương người khác, cho mình là cho người khác xảy ra mặc dù không thể gấp bảy lần nhưng nó luôn xảy ra trong đời sống.

ŸVí dụ: Ta có một món ăn ngon, ta đem biếu cho một số người hàng xóm cùng ăn trong sự vui vẻ thân ái của chính ta, sau chuyến du lịch có một vài món đặc sản ta vui vẻ chia cùng họ. Trong gia đình có đám giổ tiệc tùng, ta mời họ cùng tham dự bằng sự tôn trọng chân tình. Hàng xóm gia đình nào có khó khăn, neo đơn ta sẵn sàng trợ giúp bằng sự nhiệt tình, thân ái. Trong mối quan hệ làng xóm, ta luôn trung thực, chân thành, vui vẻ, hài hoà với mọi người, tôn trọng người lớn, yêu thương kẻ nhỏ.

Đây chính là những điều chúng ta cho đi bằng sự chân tình thực sự, không giả dối, không mua chuộc, không đổi trao. Từ đó, cái mà ta nhận lại được ở họ có thể là vật chất như ta đã từng chia sẻ cho họ, nhưng cái mà ta nhận lại từ họ thực ra không chỉ có vậy mà là những thứ còn to lớn, tốt đẹp hơn rất nhiều. Đó là tình cảm yêu quý, tôn trọng từ họ dành cho ta, không thể dùng tiền mua được. Hơn hết cái mà ta nhận được từ họ là niềm hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn và cảm giác an toàn trong môi trường mà ta đang sống.

Nhưng trên thực tế, khi nói ra điều này sẽ có người nói với ta, anh chỉ nói được cái miệng, không thực tế, khi mà tôi thực sự nghèo khổ không tiền, không bạc, không còn thời gian trong kiếm sống lấy gì chia sẻ, lấy gì giúp đở người khác. Thực ra điều họ hỏi là nguyên nhân, khiến họ không có tiền bạc, không có đủ thời gian để chia sẻ và giúp đở cho người khác. Một tư tưởng luôn viện cớ vì hoàn cảnh này, vì lý do nọ nên không thể, không muốn chia sẻ giúp đở cho người khác là nguyên nhân khiến họ không thể có cái gì cả. Luật nhân quả thể hiện rất công bình, ta luôn được điều ta đã cho đi, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận lại phúc lành; thể hiện sự ích kỷ, xấu xa sẽ nhận lại nghiệp quả không lành, việc có thể xảy ra trong quá khứ cũng như hiện tại. Người luôn thể hiện hành động chia sẻ, giúp đỡ cho người khác bằng tình yêu thương chân thành, họ sẽ luôn có cái để họ làm điều họ muốn. Ngược lại cũng vậy.

– Những hành động thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, nhưng không yêu chính mình, không phải là hành động tích cực.

ŸVí dụ: Trong một gia đình nghèo khó nọ, người mẹ nhịn ăn, nhịn mặc, đau ốm không dám uống thuốc để dành mua cho đứa con trai chiếc xe máy. Người mẹ suy nghĩ, chiếc xe máy sẽ là phương tiện giúp cho con trai không còn cảnh đi làm bằng xe đạp, ngoài ra nó sẽ giúp cho con trai bằng bạn bằng bè. Nhưng đứa con đã không suy nghĩ như vậy, trong một lần cá độ đá banh người con đã cầm chiếc xe và thua. Sau khi biết con trai cầm xe, người mẹ phải đi vay mượn khắp nơi để chuộc lại chiếc xe cho con trai. Một thời gian sau người con lại tiếp tục cá độ thua luôn chiếc xe và thiếu nợ xã hội đen rất nhiều. Vì không có tiền trả nợ số nợ quá lớn, người con đã bị đánh gãy chân và không còn đi lại được nữa.

Nguyên nhân xảy ra bi kịch một phần lỗi lớn là do người mẹ. Từ tình yêu thương đứa con nhưng không yêu chính mình, người mẹ đã dần đưa con trai đi vào bi kịch. Bắt đầu từ việc tự bạc đãi bản thân để có tiền mua xe, tiếp theo là sau khi con trai cầm chiếc xe người mẹ vay mượn khắp nơi để chuộc chiếc xe. Nếu ngay từ đầu người mẹ ý thức được rằng; con trai của mình sẽ trưởng thành qua lao động vất vả, qua gian lao khó nhọc, qua tình yêu thương và động viên của mình. Con trai của người mẹ sẽ bằng bạn, bằng bè sau khi trưởng thành và thành công từ ý chí phấn đấu. Chứ không là có phương tiện tốt hơn, là bằng bạn bằng bè bằng số tiền ít ỏi từ việc nhịn ăn, nhịn mặc của mình. Nếu bước tiếp theo nười mẹ cứ để cho con trai mình tự chịu trách nhiệm về hành động sai trái của nó và chấp nhận mất luôn chiếc xe. Và nếu người mẹ không vay mượn tiền bạc chuộc lại chiếc xe, người con có thể sẽ tỉnh ngộ và không còn ỷ lại vào mẹ mình. Nếu người mẹ yêu thương con trai mình, bằng tình yêu đầy ý thức bi kịch có thể sẽ không xảy ra.

– Không biết yêu thương chính mình sẽ không biết thể hiện tình yêu thương với người khác.

ŸVí dụ: Người mẹ đang ôm đứa bé vào lòng mình cho con bú, đứa bé luôn miệng nút vào đầu vú. Nhưng thất vọng thay cho đứa trẻ, càng bú đứa trẻ càng khóc vì trong bầu vú của người mẹ không hề có một giọt sữa nào. Nhìn ngắm thân hình gầy gò của người mẹ lẫn đứa con không còn sức sống, quả thật là một hình ảnh hết sức thê thảm. Người mẹ biết là con mình đang khát sữa, nhưng ngay cả việc dùng tiền mua sữa thay cho sữa của mình để nuôi con, người mẹ cũng không thể thực hiện được vì không có tiền.

Nguyên nhân xuất phát từ việc người mẹ không yêu thương chính bản thân mình, trước khi dành tình yêu thương cho đứa con. Nếu trong gian đoạn có thai người mẹ ăn uống đầy đủ bồi dưỡng thể chất cho bản thân và thai nhi tình trạng trên có thể sẽ không xảy ra. Nhưng nếu cho rằng trong thời gian mang thai vẫn vì một lý do kinh tế thiếu thốn, tiền bạc túng quẫn dẫn đến tình trạng không thể bồi dưỡng thể chất. Vậy thì trước đi đến hoàn cảnh này, bằng mọi cách người mẹ phải ý thức rằng không nên có thai trong thời gian này. Nhưng sự việc đã xảy ra nên chúng ta có thể nhận thấy rằng; vì lý do người mẹ không biết yêu thương chính bản thân mình; từ đó cũng không biết cách yêu thương đứa con. Mặc dù trong thời khắc nhìn ngắm đứa con khóc vì khát sữa, người mẹ cũng rơi lệ và đau đớn xé lòng.

Trên thực tế khi thảm kịch xảy ra, đau thương ập đến chúng ta thường hay đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Thực ra mọi hoàn cảnh xảy ra với chúng ta, đều do chúng ta tạo ra không lúc này thì lúc khác, không trong kiếp này thì là kiếp trước. Đỗ lỗi cho hoàn cảnh là chạy trốn trách nhiệm, chạy trốn chính mình và không thực sự yêu thương mình. Chạy trốn không bao giờ là cách tốt nhất, nhưng là đối diện với hoàn cảnh đó, đối diện với thực tại mới có thể giúp ta triệt tiêu được điều ta không mong muốn.

Trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào những hành động dựa trên tình yêu thương đều mang lại kết quả tích cực; nhưng là hành động bằng ý thức dựa trên tình yêu thương. Hành động bằng tình yêu thương nhưng không  dựa vào ý thức nhiều khi có thể dẫn đến sai lầm và tạo nên tiêu cực.

ŸVí dụ: Gia đình nọ rất giàu có vì người cha là lãnh đạo cao cấp trong thành phố, người mẹ kinh doanh phát đạt. Gia đình có bốn người con, nhưng có tới ba đứa con gái và một đứa con trai út duy nhất. Vì lý do này nên cậu con trai đã được cha, mẹ và các chị thương yêu, nuông chiều từ khi còn nhỏ. Cậu con trai càng lớn, càng được cha mẹ chiều chuộng nhiều hơn muốn gì được đó, cần có tiền, cần xe có xe, muốn nhà riêng có nhà riêng. Vì vậy, cậu con trai không còn muốn học hành gì nữa mà chỉ muốn đàn đúm ăn chơi, hút xách, nhậu nhẹt, gây sự đánh nhau. Nhưng mỗi lần gây sự đánh nhau là cha mẹ của cậu ta dùng tiền bạc và thế lực can thiệp giúp cho con trai thoát tội. Sự việc cứ như vậy xảy ra liên tục nhưng lúc nào cũng được cha, mẹ cậu ta đứng ra can thiệp, cho nên càng lúc cậu ta càng không coi ai ra gì. Và việc gì đến cũng sẽ phải đến, trong một lần ăn chơi nhậu nhẹt cậu ta đã dùng dao giết người. Nhưng lần này không may cho cậu ta, vì đã giết chết con trai của người lãnh đạo cấp trên cha của cậu ta. Vì vậy, tiền bạc và thế lực của cha mẹ cậu ta không thể cứu cậu ta khỏi án tù chung thân.

Trong trường hợp này, chúng ta nhận thấy rằng; mặc dù cha mẹ và các chị đã hết lòng yêu thương cậu con trai và cũng không ai phản đối hay cho đó không phải là tình yêu thương. Nhưng họ đã thể hiện tình yêu thương của mình bằng sự thiếu ý thức cao độ, nên tình yêu đã trở thành mù quáng, dẫn đến tai hoạ.

Hành động có lợi cho ta nhưng có hại cho người khác là hành động mang tính ích kỷ, vụ lợi, tham lam được thúc đẩy bởi dục vọng. Những hành động như vậy là hành động tiêu cực, ai cũng có thể nhận biết. Nhưng những hành động có lợi cho ta, có lợi cho nhiều người, nhưng có hại cho một số người hoặc số ít người vẫn được coi là hành động tiêu cực.

ŸVí dụ: Cướp giàu, giúp nghèo là những hành động tưởng như tích cực, nhưng thực ra nó là tiêu cực. Người ta không thể bào chữa hay biện hộ cho những hành động có tính cách làm hại kẻ khác. Tất cả mọi lời bào chữa hay biện hộ cho các hành động tương tự đều là xảo biện.

– Hành động đem lại lợi ích cho một số người nhưng đồng thời cũng làm hại một số người khác, không bao giờ là những hành động xuất phát từ ý thức và tình yêu. Nhưng là sự ích kỷ, ham muốn và tham vọng, trên một bình diện lớn nó có thể gây ra xung đột, chiến tranh.

ŸVí dụ: Một đất nước dân số quá đông, và vì sự phát triển kinh tế dẫn đến thiếu thốn tài nguyên. Cho nên nhà cầm quyền bằng mọi cách xâm chiếm biển, đảo, biên giới, đất liền chủ quyền của những nước nhỏ. Nhưng thường thì khi thực hiện những hành động như vậy nhà cầm quyền không đặt lợi ích dân tộc lên vị trí hàng đầu. Nhưng là nhằm thoả mãn tham vọng bá quyền của một nhóm người, chứ không vì giúp cho đất nước phát triển. Vì vậy, mọi sự biện hộ cho hành động của họ chỉ có thể chứng minh thêm cho cả thế giới biết sự ham muốn, tham vọng, ích kỷ và xảo ngôn của họ mà thôi.

Minh chứng cho trường hợp này, chúng ta có thể thấy đất nước Nhật Bản một điển hình rõ nét nhất. Trong thập niên 30-40 của thế kỷ 20, Nhật bản liên minh với Đức, Ý tiến hành chiến tranh nhằm thoả mãn tham vọng thống trị thế giới của họ, nhưng họ đã thất bại. Thế chiến thứ hai kết thúc, chúng ta nhận thấy rằng chẳng những nước Nhật không có nhiều tài nguyên hơn, mà nước Nhật đã thực sự đi vào kiệt quệ. Nhưng không bao lâu sau nước Nhật phát triển rất phồn vinh, không phải nhờ vào tài nguyên mà họ có được trong chiến tranh hay tài nguyên của đất nước mình. Đất nước phát triển, trước tiên là nhờ vào ổn định, bình yên, tiếp theo là ý chí và trí tuệ của cả một dân tộc. Tài nguyên không phải là yếu tố quyết định, dân số đông đúc không quyết định, cũng không phải nhờ vào chiến tranh và cướp bóc của nước khác quyết định.

Một điển hình khác, một Đất nước dân số không đông, không mạnh về quân sự và không có nhiều tài nguyên, kể cả tài nguyên nước ngọt, phần lớn nước nào cũng có và dư thừa riêng Singapore vẫn thiếu. Vậy nhưng nhờ vào sự ổn định, bình yên, ý chí và trí tuệ Singapore trở thành đất nước phát triển rất phồn vinh có thu nhập đầu người cao nhất thế giới.

Tiến hành chiến tranh đôi khi là vì lợi ích và sự ham muốn của một nhóm người nhưng chưa phải là ham muốn của toàn bộ dân tộc. Vì vậy, họ sẵn sàng dối trá và xảo biện, để đưa cả dân tộc, đồng bào  của mình lâm vào chiến tranh, chết chóc, đau khổ. Những nhà lãnh đạo thương dân nhất, là những người luôn cố gắng đem lại sự bình yên cho dân tộc mình nhiều nhất. Vì bình yên mới có thể đem lại sự thịnh vượng, thịnh vượng mới có thể đem lại hạnh phúc. Chiến tranh và cướp bóc của nước khác, không là hành động đem lại lợi ích cho dân tộc, nhưng sẽ nhận hậu quả ngược lại.

Ngoài ra, biện pháp tử hình một tội phạm ‘thay vì ở tù chung thân’, tưởng như giúp cho nhiều người thoát khỏi sự nguy hiểm, là một biện pháp răn đe hữu ích. Nhưng thực ra đó là biện pháp không mang tính nhân đạo, thiếu tình thương, sự khoan dung là hành động tiêu cực. Thực hiện việc tử hình một tội phạm là tự tố cáo sự yếu kém trong quản lý tội phạm xã hội của chính quyền, tự tố cáo sự yếu kém về kinh tế của một chế độ. Tử hình một tội nhân không nói lên được tính răn đe của luật pháp, không thể ngăn chận người khác phạm tội, không mang lại lợi ích về giáo dục nhằm thức tỉnh xã hội. Tử hình tội phạm là kích thích sự vô cảm, bào mòn lòng khoan dung, sự độ lượng và tha thứ của con người trong xã hội. Mọi hành động tiêu cực trong thời kỳ bảo bình, trong thời kỳ hữu vi sẽ không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp. Vì Thượng Đế đã dừng việc cấp phép cho những hành động tiêu cực gây hại trên diện rộng.

Thượng Đế không yêu cầu, không đòi hỏi con người bất cứ điều gì, Người không cần bất cứ nhu cầu gì để đòi hỏi từ con người. Thời khắc này con người chỉ cần ý thức và hành động theo chiều hướng tích cực. Từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, luôn biểu hiện và cư xử bằng tình yêu chân thật từ con tim rộng mở của chính mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo các hành động tích cực, chúng ta cũng đừng quá kỳ vọng vào kết quả mà các hành động đó mang lại. Vì kỳ vọng cũng chỉ là  hình thức biến tướng của lòng ham muốn. Ta cứ luôn trông chừng là ta đã đạt đến đâu trong suy nghĩ và hành động của chính mình, cũng tức là ta đang mong chờ một sự đáp trả. Mà tất cả mọi sự đáp trả từ hành động của ta là trao đổi, không mang ý nghĩa trải nghiệm tích cực. Luôn kỳ vọng vào sự tiến bộ trong suy nghĩ và hành động của mình; Tương tự như việc ta trồng một cái cây quý, hằng ngày ta chăm sóc và tưới nước cho nó. Nhưng cũng hàng ngày ta trông chừng cái cây, xem nó đã phát triển được bao nhiêu và ra hoa chưa. Và khi ta thấy cái cây không phát triển nhanh như kỳ vọng, ta đã bón hết loại phân này đến loại phân khác vào cái cây với hy vọng nó sẽ phát triển tốt và ra hoa. Thế là cái cây chẳng những không phát triển tốt như ta kỳ vọng mà trái lại nó đã chết.

Thành quả trong suy nghĩ và hành động tích cực của con người cũng như sự phát triển của một cái cây. Tất cả mọi việc đều phải thuận theo tự nhiên, tuy nhiên muốn có kết quả tích cực, tự ta phải suy nghĩ và hành động tích cực, cũng như muốn cái cây phát triển tốt ta phải chăm sóc bón phân và tưới nước đầy đủ. Nhưng nếu ta quá kỳ vọng vào kết quả, sẽ dẫn đến sự nóng vội, mà sự nóng vội là nguyên nhân đưa đến thất bại. Sự kỳ vọng, ước mơ của ta là con dao hai lưỡi, không kỳ vọng,  không ước mơ không cho ra động lực, (động lực nhưng không là động cơ). Nhưng sự kỳ vọng quá lớn, mơ ước hảo huyền nhiều khi không đem lại kết quả tích cực, trái lại rất có thể nó sẽ mang lại kết quả tiêu cực. Trong cuộc sống trần thế, Thượng Đế không đòi hỏi chúng ta cần phải đạt đến sự toàn hảo để đổi lấy sự cứu rỗi của Ngài. Kế hoạch toàn tri của Thượng Đế, là rất vĩ đại và tình yêu mà Ngài dành cho con người là vô hạn, Ngài không cần phải sử dụng chính sách “Cây gậy và củ cà rốt” để hành xử với con người. Thượng Đế suy nghĩ và hành động theo cách của Đấng toàn tri, toàn tính. Con người suy nghĩ và hành động theo cách của Nhân loại thế tục. Vì vậy, chúng ta không bao giờ trở nên toàn hảo nếu chúng ta không được các lực của Thượng Đế hiệu chỉnh và hiệu chuẩn. Chúng ta chỉ có thể đạt đến sự toàn hảo sau khi chúng ta trở lại với thân phận Thần thánh, trở lại với trạng thái thức tỉnh hoàn toàn.

– Vì vậy, mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta trong lúc này cũng chỉ là một trường trải nghiệm tích cực, phù hợp với khả năng của con người trong tình trạng quên lãng. Trải nghiệm tích cực là một tiến trình cần thiết trong tinh thần giác ngộ, không cưỡng bách. Nhưng sẽ có một câu hỏi được đặt ra là con người phải hành động cụ thể như nào mới có thể gọi là trải nghiệm tích cực? Thực ra, đây cũng chính là câu hỏi sống còn cho mỗi chúng ta trên hành trình trở về hoà nhập với tổng thể. Nó là câu hỏi thực sự gây khó khăn với mỗi chúng ta nhưng trên thực tế nó không phải là câu hỏi quá khó để ta có được câu trả lời. Vì câu trả lời cho câu hỏi này đơn giản chỉ có hai từ sự thật. Sự khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp không phải là làm sao trả lời được câu hỏi. Những khó khăn thực sự lại phát xuất từ chính đáp án của câu hỏi đó, vì từ đáp án tự thân nó tiếp tục cho ta một câu hỏi khác và từ câu hỏi phát sinh này mới là nguyên nhân thực sự gây khó khăn cho con người. Đó là việc liệu chúng ta có thực sự đam mê, ham muốn tìm kiếm sự thật cho chính ta hay không? Vì con người sẽ biết thế nào là trải nghiệm tích cực, khi con người nhận thức thấu triệt về những sự thật cốt lõi trong sống. Ngoài ra con người còn phải luôn sống thật với chính mình từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, lúc đó con người sẽ biết ý nghĩa đích thực của việc trải nghiệm tích cực.

Luôn sống với thật với chính mình cũng có nghĩa là luôn sống thật với bản chất của chính mình mà không cần phải che đậy, giấu diếm. Sống không thật với chính mình là lối sống xuất phát từ lợi ích bản thân, ngoài ra còn là vì sự  sợ hãi, cả nể, tự ty, mặc cảm, thiếu tự tin…Vậy nên người ta sẽ cố gắng sống để được lòng người ‘đắc nhân tâm’, cố gắng tránh để không làm mất lòng người khác, cố gắng che đậy, giấu diếm, giả tạo và không lúc nào dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Với cách sống này trong nhất thời, nó có thể mang lại cho người ta sự an toàn, bình yên và lợi ích. Nhưng nếu chúng ta chịu khó quan sát chúng ta có thể nhận thấy, sống không thật với chính mình về lâu về dài sẽ là lối sống rất có hại cho chính ta. Vì bởi, khi ta sống bằng che đậy, bằng giấu diếm tình cảm thực của mình, có thể nó sẽ đem lại sự hài lòng cho người khác, đáp ứng được mục đích và lợi ích của mình trong hiện tại. Và vì từ lợi ích trước mắt đó khiến tâm lý ta không muốn thay đổi gì từ trong chính ta. Tâm lý ngại thay đổi kể cả là những tính cách tiêu cực, xấu xa, thói hư, tật xấu mà ta biết là nó đang hiện hữu trong ta. Ta nhận thấy, dường như  ta không cần phải thay đổi gì cả, vì ta biết cách che đậy, vì ta biết ta có thể sống giả tạo và ta biết, ta chỉ cần ta làm được như vậy là ta sẽ được an toàn và có được lợi ích. Nó là nguyên nhân gây nên hậu quả nghiêm trọng không thể lường hết trên con đường tiến hoá cho những ai sống không thật với bản chất của chính mình.

Sống thành  thật, sống thật với bản chất của chính mình là lối sống thích gì làm nấy, không sợ trời, không sợ đất, vui nói vui, buồn nói buồn, yêu nói yêu, ghét nói ghét, tự tin , không sợ hãi,  không che đậy bất cứ cảm xúc nào xuất phát từ tính cách của ta, ‘sống như cách sống của đứa trẻ con sống’. Ban đầu cách sống này có thể sẽ đem lại cho ta nhiều phiền phức, nhiều rắc rối, không được lòng người và mất đi nhiều lợi ích trước mắt. Nhưng may thay cũng nhờ vào đó, nhờ vào những kinh nghiệm tội tệ xuất phát bởi lối sống ấy, khiến cho ta biết là ta phải tự thay đổi mình như thế nào trong sống cho phù hợp với cộng đồng và cho lợi ích của chính mình. Thay đổi không có nghĩa là che đậy, khi một sự thay đổi xảy ra với một người cũng chính là lúc người đó nhận thức ra cái gì là cái có thể mang cho họ sự tích cực trong sống. Là lúc họ đã nhận ra mọi thứ xảy đến với mình đều bắt nguồn từ chính suy nghĩ và hành động của mình. Cho nên họ sẽ thay đổi suy nghĩ và hành động của chính họ theo chiều hướng tích cực, theo hướng đạo đức nhằm phục vụ lợi ích trong sống của chính họ. Thay đổi lối sống từ tiêu cực sang tích cực vì bởi người đó không còn muốn, không còn thích suy nghĩ và hành động tiêu cực nữa, nhưng không là che đậy. Điều này thực ra là một sự thay đổi trong tỉnh thức bằng ý thức giác ngộ, nhưng không là sự bắt buộc từ người khác hay vì bất kỳ mục đích gì. Che đậy tiêu cực, tiêu cực vẫn còn đó, chỉ thay đổi mới có thể làm cho chúng biến mất. Tự biết mình dễ hơn hiểu biết người khác, tự thay đổi mình dễ hơn thay đổi người khác. Bằng sự thật, chỉ có sự thật, luôn sống với sự thật con người mới có thể đạt đến tri thức, ý thức cuối cùng.

– Vì vậy, chúng ta không nên quá kỳ vọng và đòi hỏi bản thân phải trở nên toàn thiện, toàn hảo. Vì ngay cả vấn đề thế nào là toàn thiện, toàn hảo chúng ta còn chưa hiểu biết hết, lấy gì chúng ta thực hiện việc – tự làm cho mình trở nên toàn thiện, toàn hảo. Qúa kỳ vọng vào sự toàn thiện, toàn hảo của chính ta, với nhận thức 3d, 4d trong hiện tại cũng chính là ảo tưởng của con người. Theo đuổi tham vọng tự làm cho mình trở nên toàn thiện, toàn hảo; cũng có nghĩa là ta không hiểu nhiều về Thượng Đế và thế giới tâm linh. Hành động theo tiếng gọi của tình yêu chân thành từ con tim, của lòng từ bi và bác ái; thì người hành động không kỳ vọng vào kết quả. Nhưng là hành động bằng sự tự nguyện không đòi hỏi, không đổi trao, không phần thưởng, tự nó sẽ mang lại tất cả, mang lại cho ta niềm vui và hạnh phúc trong tâm hồn. Và sau tất cả những gì mà con người hành động bằng tình yêu từ con tim, bằng Đạo đức làm người; Thượng Đế sẽ trả lại thân phận Thần thánh, sẽ trao Nước Thiên đàng cho chúng ta trong ngày hội Long hoa.

Ngoài ý thức giác ngộ, con người hãy sống, làm việc và sinh hoạt bình thường, không cần phải bận tâm và bắt buộc mình phải làm một công việc đặt biệt gì. Chúng ta không cần phải tự trói buộc mình vào những việc như; ăn chay, lễ chùa, nhà thờ, giáo đường, theo đuổi pháp môn, giáo phái, yoga, thiền định, lễ nghi, hình thức nào cả. Tất cả những gì vừa nêu cũng chỉ là một phần, trong những ảo tưởng của Loài người, là những trò chơi lỗi thời của các thời kỳ xưa cũ.

Vì vậy điều gì “người ta phải làm, với mục đích gặp gỡ sự thách thức mới mẻ là, hoàn toàn cởi trói chính người ta, hoàn toàn xóa sạch chính người ta khỏi nền tảng quá khứ và gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại”. J. Krishnamurti.

Đã đến lúc chúng ta hãy sống lại với niềm vui, xa lánh nỗi buồn, sống với hạnh phúc xa rời đau khổ, sống với sự an lạc xa rời sự bất ổn, sống cuộc sống đầy tích cực và xa rời tiêu cực. Nhưng thực ra, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn trải nghiệm trần thế, vì vậy không phải lúc nào chúng ta cũng luôn được sống với vui vẽ, hạnh phúc như ý. Với thân phận của chúng ta trong hiện tại thì vẫn còn đó những lo âu, muộn phiền xảy ra trong cuộc đời là không thể tránh khỏi, nhưng vui vẫn phải sống, buồn vẫn phải sống. Điều quan trọng là cách nghĩ, cách nhìn của mỗi chúng ta trong cuộc sống của chính ta. Luôn suy nghĩ lạc quan và luôn hy vọng vào ngày mai tươi đẹp là cách tốt nhất xua tan nỗi muộn phiền, xua tan sự lo lắng trong lòng. Thực tế đã chứng minh con người thường nghĩ về điều, điều ấy sẽ thành hiện thực, suy nghĩ lạc quan, ước muốn tươi đẹp không  là vô bổ, nhưng là thông điệp gởi về trung tâm Vũ trụ, là yêu cầu Thượng Đế hiện thực ước muốn đó cho ta. Để hao tốn năng lượng sống cho muộn phiền và lo lắng là một sự lãng phí vô ích nhất. Vì thường thì những gì mà chúng ta tưởng tượng ra trong muộn phiền và lo âu, phần lớn không xảy ra đúng với thực tế, mà việc thì thường xảy ra theo kế hoạch bằng ý thức. Nhưng việc xảy ra theo kế hoạch có ý thức ngược với những gì chúng ta tưởng tượng ra trong lo âu. Vì vậy, để cho cuộc sống của chúng ta có được sự vui vẽ và thảnh thơi, thì ta nên cố gắng làm những gì ta có thể làm được ngày hôm nay một cách vui vẽ. Việc của ngày mai hãy cho ngày mai tự giải quyết, không nên quá lo lắng và bận tâm nhiều cho những gì sẽ xảy ra trong ngày mai.

Trong thời đại này, con người chỉ cần ý thức sống vui vẻ, chan hoà, yêu thương, đồng cảm, từ bi, bác ái, khoan dung, độ lượng, khiêm tốn, tha thứ, chia sẻ, thân ái, đơn giản, mộc mạc, gần gủi, trung thực và luôn tỏ thái độ biết ơn với những gì mà cuộc sống đã mang lại cho ta. Tất cả những gì vừa nêu, cũng chỉ có thể diễn tả được một phần của hai từ Đạo và Đức, một phần của ý thức và tâm hồn, một phần của trí tuệ và tình yêu. Nhưng chúng ta chỉ cần ý thức và hành động bấy nhiêu thôi, cũng đã đủ cho chúng ta có được Nước Thiên đàng. “Điều gì đạo đức làm là trao tặng cho bạn tự do” Thật vậy,  linh hồn của chúng ta sẽ được tự do hoàn toàn, nếu ngay từ hôm nay chúng ta luôn ý thức sống đạo đức.

– Thượng Đế, Đấng đầu tiên và cuối cùng,

– Ý thức, đầu tiên và cuối cùng.

HẾT

ĐÔI LỜI CẢM TẠ

Tôi Nguyễn Ngọc Thuận tác giả cuốn sách này “SỰ THẬT TỐI HẬU” xin chân thành gởi đến các Đấng cao cả bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình. Đầu tiên, tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành nhất đến với Ba Đấng Thượng Đế tối cao, vĩ đại, Đấng sáng tạo Vũ trụ. Nguyên Thần Thượng Đế, Thượng Đế Cha Đấng Chí tôn, Thượng Đế Mẹ Đấng Chí Tôn.

Tiếp đến tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành nhất đến với Đức Chúa Guêsu Người con Trưởng của Thượng Đế, Thiên Thần Tổng quản Michael, Thiên Thần Tổng quản Đức Phật Thích Ca con thứ của Thượng Đế.

Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael, Tổng Lãnh Thiên Thần, chân sư Jiddu Krishnamurti, Cháu đời thứ ba của Thượng Đế. Cảm ơn tất cả các Đấng xưng danh và các Đấng không xưng danh đã ngày đêm kết nối, dẫn dắt và truyền cảm hứng giúp tôi hoàn thành cuốn sách nhằm hướng tới sự thật vĩnh hằng, vĩnh cửu.

Cảm ơn, người vợ Tchang Ngọc Linh, cảm ơn con gái Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Ngọc Yến, con trai Nguyễn Ngọc Hoàng, cảm ơn con rể Đoàn Trí Nhân, Josip Pitinat cháu ngoại Đoàn Khả Nhi Katie.

Cảm ơn, anh họ Nguyễn Thanh Phong, cháu gái Nguyễn Thanh Diệp.

Cảm ơn, bạn Lê Thành Tấn, Nguyễn Thị Chí liêm, bác Lâm Thanh Điền. nhạc sĩ Hoàng.

Cảm ơn, cháu Nguyễn Ngọc Nhường.

Tất cả đã đồng hành và giúp tôi có được những câu hỏi thực tế và chất lượng.

Cảm ơn người thiện kẻ ác, cảm ơn người xấu kẻ tốt, cảm ơn người đúng kẻ sai, cảm ơn tất cả mọi người. Cảm ơn mọi sự hiện hữu mà Thượng Đế đã dành cho chúng ta trên thế giới này. Thành thật biết ơn.

Nguyễn Ngọc Thuận thường cập nhật trên trang www.giwho.com

Và bạn có thể liên lạc với tác giả bằng địa chỉ Email: thuan198dd@yahoo.com