Các bạn thân mến, có thể các bạn đã biết, trong thời gian gần đây chúng ta nhận ra rằng God và người trong thế giới ánh thường hay nhắc đến vấn đề chữa lành. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây với chúng ta là vì sao chúng ta cần phải chữa lành, hơn thế chữa lành là chữa lành cái gì và chữa lành sẽ mang lại lợi ích gì cho con người? Trong thực tế, hầu hết những ai đang theo đuổi tâm linh, đều cho rằng nói đến chữa lành tức là chữa lành cho tâm hồn. Vì tâm hồn của mỗi con người trong chúng ta là đang mang tội lỗi, vì đã gây ra không biết bao nhiêu nghiệp ác. Qua đó, tầm hồn đã bị tổn thương nghiêm trọng nên giờ con người cần phải chữa lành nó. Nhưng trên thực tế, nếu bạn biết tâm hồn của bạn luôn là thuần khiết và tự thân nó không bao giờ bị tổn thương trong bất kỳ trường hợp nào. Vậy hóa ra suy nghĩ của chúng ta từ trước đến giờ là sai lầm. Như tôi đã trình bày ở phần trên, trong thực tế tâm hồn con người luôn là thuần khiết, thuần khiết vì bởi bạn không thể thêm vào nó bất cứ một thông tin nào, dù là nhỏ nhất. Ngược lại, bạn cũng không bao giờ có thể bỏ ra bớt khỏi tâm hồn bất cứ một thông tin nào. Đơn giản vì chương trình phần mềm tâm hồn là một chương trình tuyệt đối hoàn hảo đã được God sáng tạo ra.

Trường hợp bạn cho rằng tôi đưa ra lập luận như vậy là võ đoán là nói bừa, nói càng, bởi bạn nhận thấy rằng trong thực tế, tâm hồn của hầu như tất cả mọi người trên thế giới này, là đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy tôi đã có ý gì khi cho rằng tâm hồn con người là không bao giờ bị tổn thương trong bất cứ trường hợp nào. Thật vậy, quan niệm của bạn về chữa lành tức là chữa lành cho những hoạt động của tâm hồn là không sai. Nhưng trên thực tế, vấn đề chữa lành mà người trong thế giới tâm linh thường nói còn rất nhiều ẩn ý. Qủa thực, bạn không cần phải chữa lành thì tâm hồn bạn vẫn luôn luôn lành lặn, vì nó chưa từng bao giờ bị hư hao. Nhưng nếu bạn vẫn chưa tin đó là sự thật, bạn có hình dung sự thật này qua một vài ví dụ sau.

Ví dụ: Bất ngờ bạn nghe tin tòa nhà nơi mà người vợ thân yêu bạn đang làm việc bị khủng bố. Khi bạn đến nơi đập vào mắt bạn là tòa nhà đã bị sập đổ hoàn toàn, cảnh vật tan hoang, máu me vung vãi khắp nơi, người chết la liệt. Và theo quan sát của bạn, thì khó ai là có thể sống sót trong đống đổ nát, tan tành này. Vậy nên, trong bạn cảm thấy như mất hết hy vọng về một sự sống sót của người vợ thân yêu. Trong thời khắc này tâm hồn bạn như bị xé nát bởi sự lo sợ, đau thương, mất mát, trái tim bạn tưởng chừng không thể đập được nữa. Trong thời khắc đó, bạn không biết nên làm gì, không biết nên nghĩ gì, bạn đã tưởng tượng đến một kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong đời bạn, nếu người vợ không còn bên bạn. Bất ngờ, từ phía dưới một mảng bê tông người ta tìm thấy người phụ nữ sống sót và không bị tổn thương gì nghiêm trọng. Nhìn lại bạn nhận ra đó chính là người vợ thân yêu của bạn, ngay lập tức cảm xúc của tâm hồn bạn thay đổi một cách nhanh chóng. Từ trạng thái lo sợ, đau khổ, mất mát, buồn chán, thất vọng vv, ngay lập tức trong bạn đã chuyển sang trạng thái hết sứ phấn chấn, mừng rỡ, hạnh phúc và hết vui vẻ.

Bạn thấy đấy, nếu bạn cho rằng những đau khổ, những lo sợ trước thời điểm bạn nhìn thấy người vợ của bạn còn sống lành lặn bước ra từ trong đống đổ nát, là một sự chấn thương nghiêm trọng của tâm hồn. Vậy tôi hỏi bạn, những cảm xúc như sung sướng, mình rỡ, phấn chấn, vui vẻ hạnh phúc sau đó là cảm xúc gì? Không lý nào bạn đem hai trạng thái cảm xúc này ra so sánh và một bên bạn cho là cảm xúc tổn thương, bên kia là cảm xúc lành lặn hay sao? Trong thực tế, bạn có bao giờ thấy cái gì đó vừa mới bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngay tức thì nó đã trở nên lành lặn và còn có thể hoạt động tốt hơn trước hay không? Bạn có bao giờ thấy, cái tay, cái chân, đôi mắt của bạn vừa mới bị gãy hay vừa mới bị mù, nhưng ngay đó nó hoạt động tốt trở lại còn hơn trước hay không?

Ngoài ra, trong ví dụ này tôi còn có thể chỉ ra cho bạn thấy rằng, tất cả mọi nỗi đau thương, khổ ải mà bạn đã hứng chịu trên thế giới này chỉ ảo giác. Thú thực với các bạn, trước đây khi tôi nghe những lời tương tự như vậy của God hay của các chân sư là tôi cảm giác nó là những lời nói mỉa mai. Khi đó tôi luôn cho rằng họ đã nói lời lừa dối nhân loại, nói lời gạt gẫm chúng sinh. Khi đó, tôi thường nghĩ rằng, Họ ở trên cao, họ luôn được sống trong hạnh phúc, trong niềm vui, trong an lạc vẹn toàn, nên họ không biết thế nào là những nỗi đau khổ thực sự của con người. Nếu họ đến Trái đất, nếm thử qua những nỗi đau thương, mất mát như con người đã từng nếm trải, họ sẽ lập tức biết mùi. Từ đó, họ không còn nói đau thương, khổ sở chỉ là ảo giác, là điều không có thực. Nhưng cho đến lúc này tôi nhận ra rằng những lời của God và các chân sư nói là hoàn toàn chân thật. Và bạn có thể thấy được sự thật này từ ngay trong ví dụ. Bạn thấy đấy, trong thời khắc đó, nỗi đau thương và sự sợ hãi của bạn là vô cùng lớn lao, tưởng chừng như không thể nào chịu nổi. Nhưng chỉ sau một tích tắc, trạng thái cảm xúc của bạn đã thay đổi hoàn toàn theo chiều ngược lại, khi bạn nhìn thấy người vợ thân yêu của bạn còn sống bước ra. Vậy hỏi bạn những cảm xúc mà bạn vừa nếm trải trước đó có đúng là ảo giác được vận hành bởi ảo tưởng hay không? bạn có thể tự trả lời.

Bạn thấy đấy, nỗi đau mà bạn vừa kinh qua, trên thực tế là có thật, nhưng nó đã lập tức biến mất để thay vào đó bằng các cảm xúc hạnh phúc, khi bạn nhìn thấy người vợ của bạn an toàn. Tương tự như vậy, tất cả mọi sự đau khổ mà bạn đã kinh qua trên thế gian này lập tức sẽ trở thành ảo giác, khi bạn có được một đời sống hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu và ánh sáng. Từ đó, có thể chỉ ra cho bạn thấy, tâm hồn của bạn không bao giờ bị tổn thương, cũng như không bao giờ bị hư mất. Thực ra, tâm hồn của bạn chỉ thực sự cảm thấy đau khổ hay hạnh phúc ngay tại thời điểm nó trải nghiệm qua cảm xúc ấy mà thôi.

Trên thực tế, bạn nên biết chương trình phần mềm Tâm hồn của bạn là không bao giờ bị tổn thương hay bị hư mất. Nhưng nếu bạn hỏi vì sao trong thực tế nhiều khi trái tim của bạn đã phải kinh qua những nỗi đau quá lớn như vậy? Thật vậy, đôi khi trái tim bạn phải chịu đựng nhiều nỗi đau trong đời, bởi nó có liên quan đến cách vận hành của tâm hồn bạn. Và như bạn bạn biết đấy, tôi luôn khẳng định Tâm hồn bạn chỉ là một chương trình phần mền hoàn hảo. Và một khi nó chỉ là một chương trình phần mền, tất nhiên nó chỉ là các dữ liệu thông tin. Và các dữ liệu thông tin này đã được cài đặt và làm việc trên một phần cứng. Và phần cứng này còn được biết đến là Trái tim của bạn. Vậy nên, khi trái tim nhận được các tín hiệu thông tin từ bộ não của bạn gởi đến, lập tức tâm hồn bạn sẽ tương tác với các dữ liệu mà nó nhận được, từ đó nó sẽ tạo ra sự rung động trong con tim. Và khi con tim của bạn rung động nó sẽ truy cập các nguồn lượng tương thích với rung động của tâm hồn và cho ra cảm xúc.

Từ sự thật này đã có thể cho bạn thấy, tất cả mọi rung động xuất phát từ trái tim của bạn luôn phụ thuộc vào các dữ liệu thông tin mà bộ não của bạn gởi đến cho tâm hồn. Vậy nên, khi mà tâm hồn bạn chỉ luôn nhận được các dữ liệu thông tin tiêu cực như: sai lầm, xấu xa, mất mát, thiệt hại, thất bại vv. Tất nhiên khi đó tâm hồn bạn sẽ kích hoạt trái tim của bạn tạo ra những rung động thiên về tiêu cực. Và từ những rung động tiêu cực trong sợ hãi này có thể cho ra những cảm xúc như thù hận, ganh gét, nóng giận, ích kỷ, đau khổ, buồn phiền, lo lắng, cô đơn vv….Ngược lại, tâm hồn bạn luôn nhận các dữ liệu thông tin tích cực như: đúng đắn, tốt đẹp, lợi ích, đạt được, thành công vv. Tự nhiên khi đó tâm hồn bạn sẽ kích hoạt trái tim của bạn cho ra những rung động thiên về chiều hướng tích cực. Và từ những rung động này nó sẽ có thể những cảm xúc như: vui vẻ, hạnh phúc, phấn chấn vv. Trừ phi cái trí của bạn luôn giữ được sự tỉnh lặng, cái tâm của bạn mới có thể, có được sự bình an.

Vậy nên, một khi bạn hiểu được nguyên tắc hoạt động của tâm hồn. Khi ấy tâm hồn bạn phải chủ động yêu cầu cái trí của làm việc theo ý muốn của nó. Nhưng không là thụ động vận hành các thông tin do cái trí của bạn chủ động mang lại cho tâm hồn.

Nói cách khác, khi bạn đã hiểu, bạn phải chủ động khởi niệm. Khởi niệm cũng có nghĩa bạn chủ động gởi cho cái trí của bạn ý muốn thực sự của bạn và yêu cầu cái trí của bạn hành động. Và trong quá trình nó thực hiện mục đích của tâm hồn, cho đến khi thực hiện thành công nó phải luôn gởi thông tin ngược về cho tâm hồn bạn vận hành. Tuy nhiên bạn phải biết rằng, khi tâm hồn bạn muốn là nó chỉ muốn những điều tích cực và muốn tình yêu, nhưng không bao giờ là ngược lại. Những điều tương tự như vậy xảy ra trong sống của bạn, còn được hiểu là tiếng nói của con tim. Từ những lý do đơn giản như vậy, nên bạn thường nghe người ta nói trái tim thù hận. Bởi trái tim thù hận là trái tim luôn phải trải nghiệm qua các cảm xúc thù hận quá nhiều. Ngược lại, người ta nói trái tim tình yêu, vì bởi trái tim của bạn luôn được trải nghiệm với các cảm xúc tình yêu rất nhiều, đơn giản vậy thôi. Vì các lý do thực tế như vậy, nên bạn có thể nói trái tim bạn bị tổn thương, nhưng tâm hồn bạn không bao giờ bị tổn thương. Trên thực tế, tâm hồn bạn không bao giờ biết cái gì gọi là lòng thù hận hay là sự độc ác. Ngược lại cũng vậy tâm hồn bạn cũng không bao giờ biết cái gì gọi là tấm lòng từ bi, bác áí hay là nhân từ độ lượng. Vậy nhưng khi tâm hồn bạn tương tác với các dữ liệu được gởi đến từ cái trí. Qua đó tâm hồn bạn sẽ tạo những rung động cho con tim, nhằm tạo ra những cảm xúc. Từ đó bạn có thể cảm nhận và ý thức được các cảm xúc này. Ngoại trừ những trường hợp tâm hồn bạn chủ động muốn trải nghiệm tình yêu.

Nhưng theo quan niệm của nhiều tôn giáo, họ thường cho rằng tâm hồn con người cần phải được chữa lành. Con người cần phải chuộc tội, cần phải làm sạch tội lỗi của chính mình, con người phải thanh lọc tâm hồn của chính con người sao cho thanh khiết sạch sẽ, con người mới có thể vào được Nước thiên đàng, hay mới có thể đạt được Niết bàn.

Trên thực tế, mọi điều không như con người đã từng nghĩ, điển hình như nhà tiên tri Mohammed tức Thầy Chúa El Morya, khi ông ta xuống thế thực hiện sứ mệnh của God sáng tạo ra Hồi giáo. Trong thời gian tại thế, tâm hồn của ông ta không phải là cũng đã bị chấn thương nghiêm trọng hay sao. Tâm hồn của ông ta bị chấn thương, bởi không ít lần ông ta chỉ huy những cuộc chiến đẩm máu, thậm chí ông ta còn đích thân ra tay giết chết kẻ thù. Ngoài ra, trong đời sống trần tục ông ta còn phải hứng chịu nhiều đau thương mát, không khác gì mọi người sống trong thời kỳ đó. Thế nhưng sau khi nhà tiên tri Mohammed tạ thế ông ta lập tức trở lại Nước thiên đàng và cũng lập tức lấy lại thân phận Thầy Chúa El Morya của mình. Và như bạn đã thấy, trước khi nhà tiên tri về lại nước Trời, Ông ta có cần phải dành một ngày một ba nào để chữa lành cho tâm hồn hay không?

Tương tự như vậy, điển hình như Adolf Hitler trong thời gian xuống trần thực hiện sứ mệnh của God. Và bạn hãy thử nhìn xem, trên thế gian này có ai là giết nhiều người và tàn ác hơn Adolf Hitler hay không? Vậy nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh, Hitler cũng không cần phải dành một giờ, một phút nào để làm công việc sám hối hay chữa lành cho tâm hồn. Nhưng ông ta vẫn có thể trở lại nước Thiên đàng một cách bình an và sống với thân phận thực của mình một cách vui v, như bao Đấng ánh sáng khác.

Trên thực tế, không phải là toàn bộ những ai đã có mặt trên Trái đất này cũng đều phải chữa lành mới được trở về nhà với God. Công việc chữa lành không phải là sự bắt buộc cho tất cả mọi người, nhưng chữa lành phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của từng linh hồn trong từng nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, những người từ thế giới ánh sáng đến đầu thai trên Trái đất thực hiện sứ mệnh, sau khi hoàn thành sứ mệnh là họ có thể trở về ngay lập tức không cần phải thông qua chữa lành. Riêng những ai là người đến Trái đất thực hiện nghĩa vụ trải nghiệm thế giới bóng tối, bắt buộc phải được chữa lành mới có thể được trở về nhà với God. Trên thực tế, God không bắt buộc con người phải chữa lành mới được phép trở về nhà với người. Nhưng là bạn tự bắt buộc bạn phải chữa lành, bạn mới có thể thực hiện thành công nghĩa vụ kép của chính bạn đối với God. Vậy nên, vô hình chung là một linh hồn cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ trải nghiệm thế giới bóng tối, nhưng nếu không thể hoàn thành nghĩa vụ thứ hai của chính mình thì cũng không được về nhà.

Thông qua các dữ liệu mà tôi đã trình bày trong phần trên, từ đó bạn có thể xác định từ chữa lành được sử dụng ở đây không là chữa lành cho tâm hồn. Nhưng là chữa lành tất cả những gì đã từng mang lại sự tổn thương cho con tim bạn. Và những thứ có thể đem lại sự tổn thương nhiều nhất cho con tim bạn phải kể đến là cái trí của chính bạn. Ví dụ: Trước đây khi bạn còn nhỏ và thậm chí là sau khi đã lớn, mỗi khi đi trong đêm tối một mình là bạn rất sợ ma. Bất đắc dĩ lắm bạn mới một mình đi trong đêm tối, thế nhưng mỗi lần bất đắc dĩ như vậy là bạn bắt đầu sợ và càng lúc càng sợ. Và chỉ cần trên đường đi bạn thấy một nhánh cây đong đưa hay nhìn thấy một con đom đóm lập lèo là tim bạn như muốn rớt ra ngoài, xương sống bạn lạnh toát và gần như không bước đi nổi. Vào các thời điểm đó bạn thường tưởng tượng ra không biết bao nhiêu là hình ảnh ma quái có thể bất ngờ xuất hiện trước mặt bạn. Và một khi bạn càng tưởng tượng, càng lúc khiến bạn sợ hãi hơn.

Bạn thấy đấy, những nỗi sợ hãi tương tự như vậy đã làm cho trái tim bạn chấn thương một cách nghiêm trọng, tệ hơn nếu nỗi sợ hãi đó quá lớn có thể khiến cho bạn ngất xỉu, hoặc có thể chết. Nhưng sau khi bạn biết được sự thật ma là cái gì, linh hồn là cái gì, năng lượng linh hồn người chết là cái gì, chắc chắn lúc đó bạn sẽ không còn sợ bóng đêm và nhất là sợ ma nữa. Bạn thấy đấy, nhờ vào nhận thức ánh sáng mà bạn đã chữa lành cho chính bạn một khía cạnh gây tổn hại cho tâm hồn. Và cũng nhờ vào nhận thức ánh sáng nên có thể về sau này những vấn đề có liên quan đến ma không bao giờ còn có thể làm cho con tim bạn bị tổn thương thêm một lần nào nữa.

Ví dụ: Bạn là một tín đồ Ki tô giáo, trước đây chỉ cần vì một lý do bất khả kháng nào đó mà bạn bỏ qua một buổi đi lễ, bỏ qua một lần xưng tội hoặc không thể đóng góp tiền cho nhà thờ là bạn sợ đến mất ăn mất ngủ. Bạn sợ rằng God của bạn sẽ trừng phạt bạn, bạn sợ rằng Chúa Jesus của bạn sẽ không vui lòng, hơn thế bạn sợ rằng các thế lực của nhà thờ sẽ rút phép thông công của bạn, khiến cho bạn không thể trở về với Chúa. Nhưng cho đến hôm nay, khi mà bạn đã hiểu God của bạn, Chúa Jesus của bạn không như bạn tưởng tượng trước đây. Và hơn thế, bạn đã hiểu thế nào phép thông công, ngoài ra bạn còn hiểu rằng God của bạn không bao giờ cho phép bất kỳ làm những điều như vậy. Vậy nên, hôm nay bạn không còn đi lễ nhà thờ nữa, không còn bắt buộc mình phải xưng tội với ai, cũng như không cần thiết phải đóng góp cho nhà thờ nữa.

Bạn thấy đấy, khi mà bạn nhận thức ra cái gì là sự thật thì mọi hành động trong sống của bạn sẽ không còn phải sợ hãi. Trường hợp này cũng vậy, bây giờ bạn không còn đi lễ nhà thờ, không còn xưng tội với bất kỳ ai, không còn đóng góp cho nhà thờ bất cứ khoản tiền nào. Nhưng bạn không còn sợ hãi, vì lúc này bạn đã biết sự thật cái gì rồi, đồng nghĩa với hành động này là bạn đã chữa lành cho trái tim bạn một vết thương mà bạn đã gây ra cho nó từ bấy lâu nay.

Bạn nói chữa lành là chữa lành những vết thương mà bạn đã từng gây ra cho tâm hồn. Nhưng thực ra là bạn phải làm sao và bằng cách tốt nhất là không gây thêm cho con tim bạn một sự tổn thương nữa, như thế tức là chữa lành. Ví dụ: Bạn đang bị căn bịnh nan y rất trầm trọng và rất khó có thể chữa khỏi. Vì đó nên bạn rất buồn rầu, lo lắng, đau khổ, trong bạn như không còn thấy niềm vui, nhưng chỉ thấy toàn là nỗi đau và sự thất vọng. Và từ ví dụ này, bạn có thể thấy rằng, trong giai đoạn bạn mắc bệnh, tâm hồn bạn luôn phải vận hành với những thông tin tiêu cực, từ đó luôn tạo ra sự lo lắng, buồn bã và khổ đau. Thế nhưng chỉ cần bạn chữa khỏi căn bệnh là đồng nghĩa bạn đã chữa lành vết thương mà bạn đang gây ra cho con tim bạn. Nói cách khác là bạn đã chữa lành vết thương mà bạn đang gây ra cho tâm hồn.

Ví dụ: Bạn có một mối tình rất đẹp với một chàng trai, bạn và anh ta yêu nhau say đắm, tưởng như không giờ có thể chia lìa. Vì vậy, bạn và anh ta còn dự định tháng sau sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng có một hôm chàng trai nói với bạn rằng, thôi chúng ta hãy chia tay nhau, bởi gia đình anh không đồng ý cho anh lấy em. Vậy nên, từ một trạng thái hạnh phúc tưởng như vô bờ trước đó, đùng một cái trái tim bạn như tan vỡ. Và kể từ khi bạn bị người yêu ruồng bỏ, bạn như luôn sống nỗi nhớ nhung, đau khổ dằn vặt, bạn không thiết tha gì với công việc, thậm chí đến cả mạng sống của chính bạn. Bạn như là người đang mất hồn vì bạn luôn chìm đắm trong những kỷ niệm để gặm nhấm nỗi đau thương bất tận của chính bạn. Bất ngờ có một hôm chàng trai đến gặp bạn và nói với bạn rằng, anh không thể xa em vì bất kỳ lý do gì, bởi anh biết anh rất yêu em. Vậy nên, cho dù gia đình anh không đồng ý, anh vẫn nhất định sẽ lấy em làm vợ và sống cùng em trong tình yêu trọn đời. Nói là làm, ngay tức thì chàng trai đã đưa bạn đi đăng ký kết hôn, bất chấp sự phản đối của gia đình.

Bạn thấy đấy, thời điểm người yêu nói lời chia tay, tâm hồn bạn phải luôn vận hành với những thông tin quá tiêu cực. Cho nên con tim bạn luôn phải rung động với những cảm xúc địa ngục. Nhưng lập tức những trải nghiệm đó đã trở thành ảo giác của quá khứ, để rồi từ đó tâm hồn bạn đưa thẳng bạn đến với một trải nghiệm thiên đàng chỉ trong giây lát. Đã là như vậy tôi hỏi bạn, tâm hồn bạn có thực sự bị chấn thương hay không? Và có chăng những cảm xúc đau khổ của bạn đã mến trải, giờ đã trở thành ảo giác của quá khứ rồi đúng không? Đương nhiên là tất cả những gì mà tâm hồn bạn nếm trải qua không là ảo giác mà là sự thật. Nhưng ảo giác được nói đến ở đây, vì bởi tâm hồn bạn sẽ không bao giờ trải nghiệm qua một trạng thái cảm xúc giống y chang như vậy một lần nữa trong tương lai. Ảo giác được nói ở đây, vì bởi tất cả mọi cảm xúc mà bạn đã kinh qua, không bao giờ có thể trở lại làm đau thêm bạn một lần nào nữa. Mặc dù tất cả mọi thông tin về cảm xúc mà bạn đã trải nghiệm qua vẫn luôn tồn tại trong bạn, nhưng không là tồn tại trong tâm hồn bạn, không tồn tại trong trái tim bạn.

Nói cách khác là các thông tin cảm xúc tiêu cực mà bạn đã từng sáng tạo ra không tồn tại trong trái tim bạn, nhưng nó được dời ra khỏi trái tim và được lưu giữ trong các bộ phận khác của nội tạng, ngoại trừ tình yêu. Vì chỉ có những cảm xúc cũng và năng lượng của tình yêu mới được quyền trú ngụ trong trái tim bạn. Và bạn có thể tưởng tưởng sự việc này qua cách nói của chính con người. Ví dụ: Khi bạn thấy ai đó đó rất can đảm, hoặc thấy ai đó làm một việc hết sức mạo hiểm bạn thường nói ồ ông ta thật lớn gan, ồ anh ta thật gan dạ. Và quả thực, từ gan được nói đến ở đây là chỉ về lá gan của con người không có nghĩa bóng. Bởi trên thực tế, tất cả mọi thông tin cảm xúc về lòng can đảm mà tâm hồn đã sáng tạo ra đều được lưu giữ tại lá gan người. Tương tự như vậy, tất cả các thông tin cảm xúc và năng lượng của sự thù hằn, nóng giận hay ganh ghét sẽ được lưu giữ trong từng DNA bộ phận ruột già và ruột non của bạn. Tương tư như vậy, tất cả các thông tin cảm xúc và năng lượng của sự lo lắng, buồn phiền hay chán nản sẽ được lưu giữ trong từng DNA, bao tử của bạn. Vì sự thật là như vậy, nên God và các chân luôn khuyên nhủ bạn hãy luôn sống với trái của bạn. Bởi đơn giản trái tim của bạn là nơi lưu giữ các cảm xúc và năng lượng tình yêu.

Trên thực tế, tất cả các thông tin kể cả thông tin về cảm xúc mà bạn đã kinh nghiệm qua trong sống chỉ là bộ sưu tập thông tin của linh hồn bạn, vậy thôi. Và toàn bộ các thông tin này sẽ cùng bạn đời đời trong sự sống vĩnh hằng, vĩnh cửu của một linh hồn. Nói rằng những nỗi đau hay niềm hạnh phúc của bạn trong thực tại trần thế chỉ là ảo tưởng. Vì bởi bạn chỉ có thể cảm nhận về nó như là một kỷ niệm đã qua, nhưng không bao giờ tâm hồn bạn có thể vận hành trở lại các cảm xúc đó thêm một lần nào nữa.

Thông tin cảm xúc của tâm hồn không giống như thông tin của nhận thức từ ý thức. Bởi bạn có thể vận hành đi, vận hành lại thông tin của nhận thức, nhằm phục vụ cho đời sống bạn, kể cả nó là những thông tin thường đem lại cho bạn nhiều đau khổ. Ví dụ, mỗi khi bạn gặp một trắc trở nào đó trong sống là bạn luôn trốn tránh, nhưng không bao giờ dám đối diện với sự thật. Ví dụ: bạn là người thuộc làu bảng cửu chương, vậy nên mỗi khi làm toán nhân là bạn sẽ đem nhận thức này ra sử dụng. Ngược lại thông tin cảm xúc được sáng tạo bởi tâm hồn là chỉ duy nhất một lần và không bao giờ lập lại giống y chang như trước. Bạn thường nghĩ rằng nhiều cảm xúc mà tâm hồn bạn sáng tạo ra là giống nhau nhau hoàn toàn không có gì thay đổi. Trên thực tế, cảm xúc được sáng tạo ra từ tâm hồn là không lần nào, giống với lần nào. Một ngàn lần bạn ân ái với một người phụ nữ duy nhất, nhưng cũng chừng ấy lần tâm hồn bạn sáng tạo ra một trạng thái cảm xúc khác nhau, không lần nào là giống với lần nào. Tượng tự như vậy, trạng thái cảm xúc mà người phụ nữ có được từ bạn cũng không lần nào là giống lần nào. Bạn trải qua một triệu lần thất bại, thì mỗi lần thất bại là tâm hồn bạn lại sáng tạo ra một cảm xúc khác nhau. Bạn trải qua một tỷ lần thành công, thì mỗi lần thành công tâm hồn cũng sẽ sáng tạo ra một cảm xúc khác nhau. Tương tự như vậy, không có bất cứ một cảm xúc nào của tâm hồn bạn mà lại được linh hồn bạn kinh nghiệm qua lần nào là giống y hệt với lần nào.

Qủa thực, đây là sự nhiệm màu đến vô hạn của tâm hồn con người. Nhưng ngay lúc này đây, bạn và tôi là không thể nào là có thể hiểu nổi, làm sao mà God lại có thể sáng tạo ra một chương trình phần mềm hoàn hảo và tuyệt diệu đến như vậy. Nhưng rõ ràng đây là sự thật của God ngay trong chính chúng ta. Và đây mới thực sự là lời mang chân lý tuyệt đối của J.Krishnamurti “Chân lý là mnh đất không có lối mòn”. Trong thực tế, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thêm một lần nào nữa để bước qua lối mòn của cảm xúc, mà bạn đã từng sáng tạo ra. Và đây mới thực sự là lời mang chân lý tuyệt đối của J.Krishnamurti “Chân lý là mnh đất không có lối vào”. Bởi mỗi cảm xúc mà bạn có được, tâm hồn bạn chỉ sáng tạo ra duy nhất một lần và cho dù bạn rất muốn bước vào vùng cảm xúc đó thêm một lần nữa thôi, bạn vẫn không bao giờ có thể làm được. Tâm hồn bạn có thể liên tục sáng tạo ra mọi cảm xúc khác nhau cho mọi sự trải nghiệm khác nhau trong sống của bạn. Nhưng tất cả mọi cảm xúc mà tâm hồn của bạn đã sáng tạo ra rồi, nó sẽ không bao giờ quay lại với bạn dù chỉ một lần. Ví dụ: Bạn đã từng một lần rất sợ ma và hiện vẫn còn rất sợ ma. Nhưng tất cả những lần mà bạn đã từng s đó, hôm nay đã trở thành một kinh nghiệm của linh hồn rồi. Và có thể đêm mai bạn vẫn tiếp tục sợ ma, nhưng ni sợ đó sẽ được tâm hồn bạn sáng tạo ra dựa theo một kịch bản khác, nhưng không thể nào lập lại y chang ni sợ như bạn đã từng.

Bạn có thể sử dụng kinh nghiệm của bản thân để làm một việc gì đó, giống với những gì mà bạn đã từng làm qua trước đó. Bởi nói đến kinh nghiệm là nói một trải nghiệm của ý thức và từ những trải nghiệm của ý thức sẽ cho bạn những kinh nghiệm bạn sẽ tích lũy chúng lại. Từ đó, bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm của mình đã từng có, ứng dụng trong cuộc sống.

Nhưng riêng với tất cả mọi cảm xúc mà bạn trải nghiệm qua, nó sẽ thành một dạng thông tin của linh hồn, nhưng không còn là một dạng rung động nữa. Vậy nên, tất cả mọi cảm xúc mà bạn đã trải nghiệm qua trong cuộc sống, còn được gọi là kỷ niệm của tâm hồn bạn mà thôi. Và khi bạn nhớ lại những kỷ niệm ấy thì nó không thể nào tạo ra cho bạn một cảm xúc như ni đau hay niềm hạnh phúc giống như bạn trực tiếp trải nghiệm nó trước đó. Bạn nên nhớ, ở đây khi bạn nói, bạn NHỚ lại kỷ niệm xưa, cũng tức là bạn vận hành ý thức từ bộ não để nhớ lại những gì bạn đã trải nghiệm qua. Vậy nên, sự nhớ lại này của bạn vẫn dựa trên các dữ liệu thông tin, từ đó tâm hồn bạn sẽ tiếp nhận nguồn thông tin này và vận hành nhằm to ra cảm xúc. Nhưng tất cả mọi cảm xúc này là những cảm xúc mới mẻ hoàn toàn, nhưng không là những cảm xúc cũ như bạn đã từng trải nghiệm qua.

Từ đó bạn có thể thấy rằng, mnh đất cảm xúc là hoàn toàn khác với mnh đất ý thức, Vì bởi, khi mà một cảm xúc của bạn đã đi qua, nó sẽ không bao giờ trở lại để cho bạn có thể trải nghiệm thêm một lần nào nữa. Thật vậy ” Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” đối diện với vật chất bạn đã không thể, phi vật chất bạn càng không thể. Cho nên, bạn không bao giờ có thể trải nghiệm được một cảm xúc của tâm hồn giống nhau hoàn toàn vào hai thời điểm khác nhau.

Vì vậy, God và các Đấng ánh sáng thường hay nói, sống là một quá trình sáng tạo liên tục bất tận, không bao giờ ngừng nghĩ. Trường hợp, con người dừng sáng tạo và tâm hồn con người luôn bị sống trong cảm xúc lối mòn, khi ấy đời sống con người sẽ không còn có ý nghĩa gì nữa và mọi thứ sẽ kết thúc.

Vậy nhưng hỏi rằng cái gì đã tạo ra cho tâm hồn bạn luôn bị sống với cảm xúc lối mòn? Và quả thực câu trả lời thật đơn giản, đó chính là suy nghĩ lối mòn dựa định kiến của bạn. Thật vậy, suy nghĩ lối mòn dựa vào định kiến là nguyên nhân khiến cho tâm hồn bạn trải nghiệm những cảm xúc lối mòn. Trên thực tế, lối mòn được nói ở đây không mang tính tuyệt đối, nhưng chỉ là tương đối, là na ná nhau, về các cảm xúc mà bạn đã liên tục sáng tạo ra trong sống. Và chỉ cần tâm hồn bạn liên tục sáng tạo ra những cảm xúc na ná như vậy, khi ấy bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn trở nên vô vị, thậm chí bạn không còn muốn sống nữa.

Ví dụ: Vì tôi phạm tội ác nghiêm trọng, nên tôi bị kết án tù dài hạn. Từ đó thời gian sống của tôi trong tù trở nên vô vị hết sức và thời gian trôi qua mỗi ngày của tôi tưởng chừng dài như là vô tận. Tôi luôn có cảm nhận thân xác tôi rất mệt mỏi và rã rời, tinh thần sa sút nghiêm trọng, tâm hồn buồn chán vô cùng. Mặc dù từ sáng đến tối, tôi chỉ làm mỗi công việc ăn và ngủ, không giống như trước đây mỗi ngày tôi phải thức khuya dậy sớm và làm việc quần quật suốt ngày để mưu sinh. Trước đây, đôi khi tôi không còn có đủ thời gian cho giấc ngủ và ăn, thế nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc với cuộc sống đó. Nhưng bây giờ tôi không cần phải làm gì tôi vẫn có cái ăn, không cần phải thức khuya dậy sớm vẫn có cái cho tôi mặc và gần như muốn ngủ lúc nào là tôi có thể ngủ lúc ấy. Vậy nhưng tôi không cảm thấy như thế là sự an nhàn và vui vẻ, ngược lại tôi rất buồn chán, đau khổ và rất mệt mỏi.

Bạn thấy đấy, tôi rất buồn chán, đau khổ và mệt mỏi, không vì tôi phải làm việc nhiều hơn, cực khổ hơn để duy trì sự sống. Nhưng là vì tâm hồn tôi bị trải nghiệm cảm xúc lối mòn hết ngày này sang ngày khác không có gì thay đổi. Thực ra, cho dù cái trí và thể xác bạn có vất vã đến bao nhiêu hay có nhàn hạ đến bao nhiêu, thì nó vẫn không là nguyên nhân chính khiến cho bạn cảm thấy là bạn đang hạnh phúc hay đau khổ. Vì bởi có nhiều khi cái trí và thể xác của bạn rất vất vã, nhưng tâm hồn bạn luôn được trải nghiệm những cảm xúc tích cực, nên bạn cảm thấy bạn rất hạnh phúc.

Trong thực tế, tâm hồn bạn luôn mong muốn có được những trải nghiệm, thay đổi liên tục trong sống. Vậy nhưng tâm hồn bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc khi nó luôn được trải nghiệm các cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy rất buồn chán nếu tâm hồn bạn luôn sống những cảm xúc tiêu cực. Nhưng trên thực tế, cho dù là bạn có đang đau khổ hay đang có hạnh phúc bao nhiêu thì tâm hồn bạn vẫn luôn có một mong muốn thay đổi liên tục những trải nghiệm theo chiều tích cực, hơn và hơn nữa. Trường hợp bạn cho rằng việc bạn đang làm là đã mang lại niềm hạnh phúc cho tâm hồn bạn rồi và cứ thế bạn hành động hoài theo cách đó. Khi ấy tâm hồn bạn chẳng những không còn cảm thấy vui vẻ hay hạnh phúc, ngược lại là đau khổ, bởi nó đang bị trải nghiệm cảm xúc lối mòn.

Ví dụ: Trước khi bạn lấy chồng cuộc sống của bạn rất vất vã vì ngoài công việc trong công ty, bạn còn phải làm thêm nhiều công việc khác, nhằm trang trải cho cuộc sống và trợ giúp cho gia đình. Nhưng sau khi bạn lấy được ông chồng giàu có, chồng bạn không cho bạn đi làm nữa. Hơn thế, anh ta còn rất hào phóng với bạn, ngoài nhu cầu sống của bạn không thiếu thứ gì, anh ta còn chu cấp tiền bạc cho gia đình vợ nhiều hơn so với khi bạn còn đi làm. Thoạt nhìn bạn cứ ngỡ là cuộc đời bạn rất là may mắn và rất hạnh phúc. Nhưng càng về lâu về dài, bạn càng cảm thấy cuộc sống mà bạn cứ ngỡ là hạnh phúc đó trở nên rất vô vị và buồn chán hết sức. Bởi cuộc sống của bạn ngày nào cũng như ngày nào, buổi sáng thức dậy ăn, trưa ăn, chiều ăn chờ chồng đi làm về. Hơn thế, bạn không cần phải làm việc gì cả, vì mọi việc đã có người làm đảm nhiệm. Thời gian trong ngày ngoài việc xem ti vi, đọc sách, đi dạo trong vườn và ngủ, bạn như là một cái bóng ma vật vờ trong nhà vì không biết nói chuyện cùng ại. Người làm không bao giờ dám nói chuyện lâu hoặc tâm sự với bạn bất cứ điều gì, bởi ông chủ của họ không cho phép họ làm như vậy. Ngoài ra bạn cũng không được phép tự do gặp gỡ bạn bè, và nếu bạn muốn thì phải có chồng bạn đi kèm. Bạn được quyền đi shoping mua sắm thỏa thích, nhưng phải là có chồng bạn đi bên cạnh. Bạn được quyền về thăm gia đình, nhưng là khi chồng bạn rãnh rỗi anh ta sẽ đưa bạn đi, bạn không được tự quyền một mình đi bất cứ nơi đâu, nếu bạn chưa được chồng cho phép.

Bạn thấy đấy, không cứ bạn phải có tiền nhiều hơn, thân xác nhàn hạ hơn bạn mới cảm thấy có hạnh phúc. Trước đây bạn rất rất vã, nhưng bạn rất vui với cuộc sống đó, bởi bạn có tự do, bạn có gia đình để chia sẻ, bạn có bạn bè để tâm sự, bạn có giao tiếp, bạn có nhiều sự kiện để giải trí, bạn có thất bại, có thành công và lấy đó làm niềm vui trong phấn đấu của bạn. Nhưng hôm nay thì sao? cha mẹ bạn nhìn thấy bạn, bạn bè nhìn thấy bạn, người khác nhìn thấy bạn đang sống trong sự giàu sang và rất được chồng yêu thương, chiều chuộng. Vậy họ sẽ hỏi bạn? bạn còn đòi hỏi gì nữa, quả thực là người ta chỉ nhìn thấy cuộc sống của bạn từ phía bên ngoài, vậy thôi. Nhưng chỉ có một mình bạn mới thực sự biết cuộc sống mà bạn đang sống là vô vị và buồn chán đến dường nào.

Thật vậy, cảm xúc lối mòn từ trong cuộc sống của bạn, có thể sẽ mang bạn đến hai con đường một là trầm cảm, hai là hư hỏng ngoài sức tưởng tượng dựa trên nền tảng tiền bạc của người chồng. Nhưng trong thực tại nhìn thấy được, bạn không đi trên con đường thứ thứ hai, cho nên bạn cảm thấy cuộc sống của bạn đang sống là vô vị và chán nản là lẽ đương nhiên. Bạn thấy đấy, khi mà bạn luôn giữ lại cho bản thân bạn những suy nghĩ mang định kiến bằng ý thức bóng tối, đồng nghĩa là bạn sẽ mang lại cho tâm hồn bạn sự tổn thương. Bởi bất cứ sự trải nghiệm nào của tâm hồn chỉ là lối mòn, cũng sẽ được giúp sức bởi một suy nghĩ lối mòn bằng định kiến. Trường hợp này của bạn cũng vậy, cha mẹ bạn, bạn bè bạn, người thân của bạn luôn cho rằng, lấy chồng giàu sang và được yêu thương chiều chuộng là hạnh phúc cho tất cả những cô gái đến tuổi cập kê và thậm chí bạn cũng nghĩ như vậy. Nhưng trên thực tế, bạn chỉ có được một thứ, trong nhiều thứ mà bạn cần phải có, để có thể giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc. Và cái bạn có trong cuộc hôn nhân này là vật chất và tiền bạc, nhưng không kèm theo tình yêu. Cách đối xử của chồng bạn dành cho bạn, người khác có thể nghĩ rằng đó là tình yêu lớn của một người chồng đối người vợ. Trên thực tế nó không là tình yêu, nhưng nó là cái cách để chồng bạn chiếm hữu và kiểm soát bạn mà thôi.

Bạn thấy đấy, sau khi bạn về sống trong nhà chồng một thời gian đủ lâu, bạn mới nhận ra rằng sao mà cuộc sống này lại vô vị và buồn chán đến như vậy. Nhưng bạn không tìm thấy nguyên nhân vì sao mình buồn, vì sao mình chán, bởi theo bạn cũng như theo nhiều người là tất cả mọi thứ đã đi vào đúng với quỹ đạo của nó rồi, tại sao mình cứ buồn chán hoài. Câu trả lời đơn giản, bởi bạn đã đánh mất sự tự do trong tư duy và hành động, nên tâm hồn bạn hàng ngày phải luôn trải nghiệm cảm xúc lối mòn. Nhưng bạn không dám thoát ra, vì bạn không tìm thấy nguyên nhân, dưới sự trợ giúp đắc lực của một suy nghĩ định kiến lối mòn “giàu có đồng nghĩa với hạnh phúc”. Bạn thấy đấy, khi mà bạn phải luôn sống trong cảm xúc lối mòn thì thời gian theo cảm nhận của bạn sẽ càng lúc càng bị kéo dài ra hơn. Và khi mà bạn cảm nhận thời gian sống của bạn càng lúc càng bị kéo giản ra, bạn lại càng cảm thấy chán nản hơn, không thể khác.

Cho nên bạn có thể thấy, thời gian thực sự sẽ bị kéo giản ra nếu như con người ta luôn phải bị sống trong cảm xúc tiêu cực liên tục lập lại theo kiểu lối mòn.

Ví dụ: Bạn đã hẹn với người yêu để bàn về đám cưới của hai đứa. Nhưng đã qua giờ hẹn mà bạn vẫn chưa thấy người yêu đến, điện thoại cũng không liên lạc được, vì vậy trong lòng bạn rất bồn chồn và lo lắng. Lúc này trong bạn luôn tưởng tượng ra đủ các kiểu kịch bản có thể xảy ra, nào là anh ta đã thay lòng đổi dạ, nào là anh ta bị tai nạn gì đó hay là anh ta đang đi nhậu nên không bận tậm đến bạn vv… Bạn vừa tưởng tưởng bạn vừa bồn chồn lo lắng, tưởng tượng và lo lắng cứ liên tục xảy ra trong bạn lập đi, lập lại liên tục như vậy, khiến cho bạn cảm thấy như thời gian kéo dài ra vô tận. Nhưng trên thực tế sau khi người yêu bạn xuất hiện, bạn nhìn lại đồng hồ, thì ra thời gian chờ đợi của bạn ước chừng chỉ 15 phút mà thôi. Và quả thực sau đã gặp người yêu, bạn lại có cảm giác như tất cả những suy nghĩ và lo lắng trước đó là chưa từng bao xảy ra với bạn, mặc dù nó là một thực tế đã xảy ra trong bạn. Hơn thế, sau khi bạn gặp người yêu, hai người đã tâm sự và bàn bạc rất vui vẻ ước chừng 3 tiếng đồng hồ, nhưng bạn lại có một cảm giác khác. Đó chính là cảm giác, sao mà thời gian trôi qua quá nhanh như vậy, nó dường như là quá ngắn khi bạn ngồi cạnh người yêu.

Bạn thấy đấy, thời gian tuyến tính sẽ bị kèo dài ra hay bị rút ngắn lại thực ra là do cảm giác của bạn, bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc mà bạn đang sống cùng nó trong thời điểm đó. Thời gian chờ đợi của bạn như bị kéo dài ra, đơn giản vì tâm hồn bạn bị trải nghiệm những cảm xúc liên tục lập lại, theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại, thời gian bạn ngồi bên người yêu như bị rút ngắn lại, đơn giản vì tâm hồn bạn luôn được trải nghiệm những cảm xúc thăng hoa khác nhau, thay đổi liên tục theo chiều hướng tích cực.

Liên quan đến vấn đề chữa lành người ta thường cho rằng những tổn thương của tâm hồn phần lớn là do Dục, và Tham, Sân, Si mà ra. Thực vậy Tham, sân, si cũng là những tính cách, những rung động cảm xúc được vận hành với hế thống ý thức bóng tối. Riêng chữ DỤC tức là MUỐN, ước muốn, mong muốn, ham muốn vv tôi sẽ chưa đề cập ở đây, nhưng sẽ dành riêng một chương để nói về nó.

Vì vậy, Tham là từ đầu tiên tôi muốn nói về nó một tý ở đây. Bạn thấy đấy,mặc dù lòng Tham của con người vẫn nằm trong hệ thống của Muốn, nhưng thông thường khi nói đến tham là người ám chỉ hành động dẫn đến tiêu cực. Thực ra, Tham chỉ là một biến tướng của lòng ham muốn được dẫn dắt bởi ý thức bóng tối. Thông thường khi lòng tham của con người ni lên luôn bị kích hoạch bởi chữ Si. Ví dụ: Bạn đến nhà người quen thăm chơi, bất chợt bạn thấy một sô tiền lớn của nhà họ để rất hớ hinh. Và vì bởi lâu nay bạn rất mê tiền “SI” cho nên bạn đã âm thầm lấy số tiền đó của người ta giấu đi và ra về. Ví dụ, Bạn là Osin cho một người nhà giàu. Và có một hôm bạn đang dọn phòng ng cho ông, bà chủ, bất chợt bạn thấy một chiếc nhẫn kim cương rất đẹp để khơi khơi trên mặt bàn trang điểm. Và vì bởi lâu nay bạn rất mê trang sức, nhưng bạn không có đủ khả năng sắm sửa cho mình. Vì vậy, bạn đã ni lên lòng tham lấy chiếc nhẫn giấu đi để làm của riêng cho mình. Ví dụ: Bạn là một lãnh đạo cao cấp trong guồng máy chính phủ. Và lâu nay cương vị của bạn đã mang lại không ít lợi lộc, ngoài ra bạn còn có cảm giác, bạn rất được nhiều người vị nể và tôn trọng, từ đó rất mê cái cương vị lãnh đạo này. Cho nên về sau cho dù bạn tự cảm thấy bản thân mình không còn đủ năng lực lãnh đạo nữa, nhưng bạn vẫn không muốn rời bỏ nó. Từ đó, bạn sẽ luôn tìm đủ mọi cách và bằng đủ mọi giá bạn gi lại chiếc ghế quyền lực của bạn.

Bạn thấy đấy, tất cả mọi việc làm trong 3 ví dụ trên còn được gọi là tham, riêng ví dụ thứ ba còn được gọi là tham quyền, cố vị. Và từ trong ba ví dụ trên có thể chỉ ra cho bạn thấy rằng, lòng tham sẽ chỉ được hình thành với những cái, với những gì hiện hữu và được trợ lực bởi SI. Cho nên, mặc dù cái được gọi là tham vẫn là cái xuất phát từ Dục, nhưng nó hoàn toàn khác với cái gọi là ước muốn, mong muốn. Ví dụ: Bạn ước muốn mình sẽ trở thành một ca sĩ, từ đó bạn luôn đam mê với ca hát, Ví dụ: Bạn ước muốn trở thành một diễn viên nổi tiếng, từ đó bạn luôn đam mê với diễn xuất. Ví dụ: Bạn ước muốn mình sẽ trở thành một người giàu có, từ đó bạn luôn đam mê với công việc tạo ra tiền bạc..

Từ các ví dụ trên, bạn có thể nhận ra rằng tất cả mọi cái mà bạn đã ước muốn là cái chưa có với bạn. Nhưng bạn muốn trở thành hiện thực với bạn nhất thiết bạn sử dụng niềm đam mê của mình để biến thành hành động, nhằm đạt được điều bạn muốn. Vậy nên sự khác biệt giữa lòng tham và ước muốn được phân định như sau:

– Lòng THAM được hình thành và thúc đẩy bởi SI “si mê”, nói chính xác hơn từ một sự si mê sẽ tạo nên một lòng tham. Ngoài ra, tất cả mọi hành động được tiến hành lòng tham là hành động vì những cái, những điều đã hiện hữu. Và từ trong thực tế của cuộc sống đã chứng minh rằng, tất cả mọi cái có từ lòng tham, cuối cùng đều dẫn con người đến với những trải nghiệm tiêu cực.

– Ứơc muốn là cái luôn được khởi xướng từ Tâm hồn và từ những ước muốn con người sẽ tạo ra niềm đam mê, nói chính xác hơn ước muốn là cái tạo ra niềm đam mê, từ đó đam mê sẽ trở thành động lực hiện thực ước muốn. Ngoài ra, tất cả mọi hành động được tiến hành với ước muốn là hành động với những cái, những điều chưa hiện hữu và cuối cùng có thể nói rằng, ước muốn luôn có thể đưa con người ta đến với những trải nghiệm tích cực.

Liên quan đến lòng tham và ước muốn bạn có thể nhận thấy hai điều này luôn bị tác động bởi chữ và chữ VỚI. Ví dụ: Bạn vì cái gì đó, bạn vì ai đó hay bạn vì bản thân, bạn sẽ nẫy sinh lòng tham. Nhưng riêng với ước muốn, chỉ cần bạn vì nó mà hành động thì mọi ước muốn của bạn sẽ không thể nào trở thành hiện thực. Vậy nên, ước muốn của bạn chỉ có thể hành động với niềm đam mê, bạn mới có thể thành công. Vậy nên, người ta chỉ thường nói vì sự si mê, nhưng không là vì niềm đam mê, mà là với niềm đam mê.

Bạn thấy đấy, chỉ cần khi bạn một điều gì đó, tự nhiên mọi thứ xảy ra chung quanh nó sẽ trở nên thiên vị, hơn thế lúc ấy tâm trí của bạn cũng sẽ không còn sự cân bằng và rất dễ dẫn đến tiêu cực. Ví dụ, Bạn vì mẹ của mình bạn sẽ nhẹ với vợ, bạn vì vợ của mình bạn sẽ nhẹ với con, bạn vì con của mình bạn sẽ nhẹ với ông bà của nó, bạn vì tiền bạn sẽ nhẹ với tình nghĩa, bạn vì danh lợi bạn sẽ nhẹ với người người thân, bạn vì quyền lực bạn sẽ nhẹ với đạo lý, bạn luôn vì bản thân, bạn sẽ nhẹ với tất cả mọi người. Thậm chí bạn cũng không nên vì God, vì bất cứ một lý do gì, bởi bạn vì God, bạn sẽ phụ thuộc vào God. Nhưng God lại không bao giờ muốn bạn phụ thuộc vào Người, mà là God luôn muốn được nhìn thấy bạn sẽ trưởng thành trên đôi chân của chính bạn và luôn được sống trong t do. Vậy nên, bạn không nên bất cứ cái gì cả, nhưng chỉ là nên VỚI, với bất cái gì và với bất cứ điều gì, khi ấy tự động mọi suy nghĩ và hành động của bạn sẽ luôn theo chiều tích cực.

Ví dụ: Bạn luôn sống với mẹ bạn, với vợ bạn, với con bạn và với tất cả mọi người, bằng một tình cảm rất mực chân thành. Và bạn luôn xác định được vai trò tình cảm của bạn đối với cha mẹ mình là như thế nào? vai trò tình cảm của bạn đối với vợ mình là như thế nào? với con bạn là như thế nào và với mọi người chung quanh là như thế nào? Chắc chắn khi đó bạn sẽ xử lý mọi vấn đề xảy ra chung quanh đời sống bạn trên tình thần không theo định kiến VÌ…. Từ đó, bạn sẽ không vì bất cứ lý do gì để mà thiên vị cho những sai lầm của bất kỳ ai đó. Ở đây tôi không nói là một khi họ sai lầm là bạn sẽ trừng phạt hay giận dữ với họ, nhưng là không bào chữa, không che đậy cho họ trên tinh thần thiên vị của bạn. Nếu trong mọi mối quan hệ của bạn, bạn chỉ luôn đứng ở vị trí của người quan sát công tâm và luôn dành tình yêu cho họ cho dù họ có đúng hay sai, chắc chắn mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp cùng bạn.

Bạn thực sự muốn được nhiều người quý mến, bạn thực sự muốn được hạnh phúc, thì trong các quan hệ sống của bạn, nhất thiết bạn không nên vì bất cứ một ai đó hay chỉ luôn vì mình. Nhưng là bạn cần phải có một sự dung hòa nhất định nào đó, với tất cả các mối quan hệ của bạn dựa vào tình yêu và lòng từ bi. Bạn tiếp cận, bạn dung hòa với họ, không có nghĩa là bạn sợ họ, nhưng ngược lại đó là một hành động có ý thức trong sống. Nhất định bạn đừng bao giờ viện bất cứ một lý do nào đó, như là tôi không muốn, tôi không thích để chạy trốn hay từ chối các mối quan hệ trong sống. Trường hợp bạn làm như vậy là trong lòng bạn đang thực sự sợ họ, cho nên bạn mới không dám đối diện với họ. Vậy nên, những gì mà bạn nói tôi không muốn, tôi không thích giao tiếp với họ, chỉ là một sự bao biện và che đậy nỗi sợ hãi trong chính bạn, vậy thôi.

Trở lại với vấn đề, bạn thấy đấy ví dụ bạn nói tôi rất muốn tiền, tôi rất muốn có nhiều tiền, không đồng nghĩa là bạn tham tiền, không đồng nghĩa là bạn vì tiền mà bất chấp thủ đoạn để có được tiền. Ngược lại, bạn sẽ theo đuổi ước muốn của mình với niềm đam mê để có thể tạo ra tiền, nhưng không là vì si mê tiền mà hành động vì tiền. Cho nên, khi ước muốn của bạn trở thành hiện thực, chắc chắn bạn sẽ sử dụng đồng tiền của mình làm ra hết sức hợp lý và có thể với nguồn tiền ấy bạn sẽ tạo phúc cho nhiều người. Từ đó bạn có thể thấy, chỉ cần bạn sống vì tiền, đồng tiền sẽ làm chủ bạn, ngược lại, bạn chỉ sống với tiền, bạn sẽ làm chủ đồng tiền.

Nói chung bạn cái gì, cái đó sẽ làm chủ bạn và bạn sẽ lệ thuộc vào nó. Ngược lại, bạn chỉ với cái gì, bạn sẽ làm chủ cái đó và bạn sẽ không bị lệ thuộc vào nó. Kể cả phưởng diện tình cảm cũng vậy, bạn sống một mối quan hệ, bạn sẽ lệ thuộc vào mối quan hệ đó. Ngược lại, bạn chỉ sống với mối quan hệ đó, bạn sẽ không bị lệ thuộc vào mối quan hệ đó.

Và đối với các vấn đề khác như danh tiếng, địa vị, quyền lực cũng vậy. Nếu bạn những thứ đó, bạn sẽ bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo lý để có nó, nhưng ngược lại bạn chỉ với nó tức là bạn làm chủ được nó. Từ đó, với danh tiếng, với địa vị, với quyền lực của bạn, bạn sẽ có thể tạo phúc cho nhiều người.

Cuối cùng để cho bạn có thể hiểu rõ, Tham luôn chỉ là cái tạm bợ, luôn là cái nhất thời xuất từ lòng si mê và nó thường không có sự bền lâu. Và từ trong thực tế sống đã từng chỉ cho bạn thấy rằng, tất cả mọi cái mà bạn có được từ lòng tham, cuối cùng đều dẫn bạn đến với những trải nghiệm tiêu cực. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn không nên có bất cứ hành động nào vì lòng tham, nhưng thay vào đó là hãy ước muốn cho bản thân cái bạn cần, điều bạn muốn. Bởi tất cả mọi ước muốn, mọi ước mơ của bạn luôn có thể dẫn bạn đến với những trải nghiệm tích cực.

Tiếp theo là từ SÂN, khi bạn nói đến SÂN, có nghĩa là bạn nói đến sự bực bội, nóng nảy, giận dữ, thù hận. Thật vậy, ý nghĩa của từ sân được người ta hiểu như vậy là hoàn toàn chính xác và sự thật nó là như vậy rồi, bạn không còn gì để có thể thêm vào cho nó được nữa. Trên thực tế, bản chất của SÂN là một phản ứng của sợ hãi, từ đó tâm hồn bạn sẽ tạo ra những rung động theo chiều hướng tiêu cực. Và tất nhiên không có bất cứ một rung động nào lại có thể gây hại cho thể chất con người, nhiều bằng những rung động do SÂN. Thế nhưng bạn có biết vì sao con người SÂN hay không?

Bạn thấy đấy, quả thật bản chất của SÂN xuất phát từ tâm hồn là có thật. Nhưng trong thực tế, God không bao giờ SÂN, người trong thế giới ánh sáng không giờ SÂN, ông Phật, ông Chúa không bao giờ SÂN, nhưng chỉ có con người trần tục chúng ta Sân mà thôi. Hỏi tại làm sao lại là như vậy? bởi tất cả họ, ai cũng giống như chúng ta và ai trong mỗi người cũng đều sở hữu một tâm hồn như nhau, cớ làm sao Họ không SÂN, riêng chúng ta thì cứ SÂN và SÂN liên tục như vậy?

Bạn thấy đấy, trên thực tế rung động của SÂN không bắt nguồn từ tâm hồn giống như DỤC “Muốn” hay SI “Đam mê”. Nói cách khác “lòng ham muốn và lòng đam mê” là cái xuất phát từ những rung động sáng tạo của tâm hồn. Và tâm hồn luôn có thể chủ động sáng tạo ra mọi ước muốn hay mọi niềm đam mê nào đó. Riêng với cái gọi là SÂN tâm hồn vẫn là cái tạo ra các tần số rung động cảm xúc về nó. Nhưng tất cả những rung động này luôn bị thụ động bởi sự tác động của cái trí. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng nhận biết vì sao người trong thế giới ánh sáng vẫn luôn có những ước muốn, vẫn luôn theo đuổi những niềm đam mê của riêng họ, nhưng họ không bao giờ Sân. Đơn giản vì nhận thức của họ luôn được vận hành trong hệ thống ý thức ánh sáng God. Thế nhưng riêng với chúng ta vẫn luôn bị Sân, vì bởi chúng ta đã chịu ảnh hưởng quá nhiều từ hệ lụy của ý thức bóng tối. Bạn thấy đấy, bạn Sân cũng tức là bạn nóng nảy, tức giận, thù hận mà tất cả những thứ này có được đều là do các thông tin từ cái trí định kiến, phán xét, tác động lên tâm hồn bạn.

Bạn thử nghĩ lại xem, bạn luôn cố định cho tư tưởng của mình là cái này đúng cái kia là sai, điều này tốt điều kia là xấu, điều này lợi điều kia là hại, điều này được điều kia là mất vv….Vậy nên, khi mà có một ai đó đem đến cho bạn những điều mà đã từng đóng đinh trong bạn trước đó là sai, xấu, hại, mất vv. Khi đó tự động cái trí của bạn sẽ đưa ra một phán xét theo suy nghĩ định kiến của bạn. Và các thông tin từ cái trí định kiến của bạn sẽ kích hoạt tâm hồn bạn tạo ra những tần số rung động SÂN. Và hầu như mọi mức độ rung động của tâm hồn tạo ra sự nóng nảy hay giận dữ, đều phụ thuộc vào sự thẩm định của cái trí về các mức độ thiệt hại do người khác mang lại cho bạn, hay cho người thân của bạn. Thông thường các tần số rung động của tâm hồn được tạo ra có thể là từ mức độ bực bội, nóng ny, tức giận, cao hơn có thể là giận dữ, tức tối khủng kiếp, cao hơn nữa có thể là căm ghét, hận thù đến độ khắc cốt ghi tâm. Và tất cả các hình thái cảm xúc này xảy ra trong trái tim bạn, còn được gọi là SÂN.

Trên thực tế, nguyên nhân của Sân bắt nguồn từ sợ hãi, khi cái trí của bạn tiếp nhận một thông tin mang những điều mà tiềm thức của bạn đã từng xác định như là sai, xấu, hại, mất vv. Khi đó tự động tâm hồn bạn sẽ có một phản ứng lo sợ, cho đến rất sợ hãi và mức độ thiệt hại do cái trí đã thẩm định mang lại càng lớn bao nhiêu, mức độ sợ hãi càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, không phải vô duyên vô cớ mà tâm hồn bạn có thể Sân, nhưng tất cả là do cái trí của bạn làm cho nó sợ hãi. Và như bạn biết đó, tâm hồn của bạn bao giờ cũng vậy và lúc nào cũng thế nó luôn luôn ước muốn có những trải nhiệm cao hơn, có nghĩa là lúc nào nó cũng luôn muốn được trải nghiệm những điều tốt hơn, vui v hơn, bình an hơn, hạnh phúc hơn, hoàn hảo hơn vv... Nhưng khi cái trí của bạn đưa đến cho nó một thông tin như là sai, xấu, hại, mất vv khi đó tự động nó sẽ có một phản ứng sợ hãi về những gì mà nó sẽ bị mất mát. Từ đó, rung động SÂN của tâm hồn tự động kích hoạt và biểu hiện lên bề mặt cuộc sống. Ngược lại tâm hồn bạn khi nhận được các thông tin như là đúng, tốt, lợi hay được vv, tự nhiên tâm hồn bạn sẽ có phản ứng cảm xúc như: phấn khởi, vui mừng, hạnh phúc vv. Và tất cả các cảm xúc này là nhiều hay ít và lớn hay nhỏ cũng đều phụ thuộc vào sự thẩm định của cái trí về mức độ đạt được của cái gọi là đúng, tt, lợi hay được, mang lại.

Và như bạn thấy đấy, ông Phật, ông Chúa của bạn người ta không Sân, bởi Họ ý thức được rằng, mọi điều xảy ra trong Vũ trụ này, mọi thứ xảy ra trên đời này không có cái gọi là sai, là xấu, là hại, hay là mất vv…như suy nghĩ của người trần thế. Nhưng bao giờ cũng vậy, các thông tin họ cung cấp cho tâm hồn họ từ cái trí của mình, luôn theo chiều hướng tích cực như đúng, tốt, lợi, được vv. Từ đó, tâm hồn của họ luôn có thể cho ra các cảm xúc như bình an, vui vẻ và hạnh phúc trong sự trọn vẹn. Trên thực tế, bởi tầm nhìn của chúng ta là quá hạn hẹp, quá thiển cận, quá nông nổi nên chúng ta mới có những định kiến một chiều về rất nhiều thứ, từ đó tự chúng ta đưa ra các phán xét như đúng sai, tốt xấu. Trường hợp, sau này thậm chí ngay bây giờ mỗi người chúng ta tự mở rộng nhận thức về phía ánh sáng. Khi đó tự mỗi chúng ta sẽ không đưa ra bất cứ phán xét nào theo định kiến đúng sai, tốt xấu, khi đó tự động sẽ không còn ai bị vướng chữ Sân nữa.

Thế nhưng, trên thực tế, lúc này trong vùng khí quyển của Trái đất chúng ta còn đầy rẫy các nguồn năng lượng bóng tối và các năng lượng sợ hãi. Hơn thế nội kết ý thức bóng tối và năng lượng bóng tối trong tâm tâm trí của mỗi người là còn rất dày đặt. Vì thế bạn không phải bạn nói tôi hết Sân, tức là bạn đã hết Sân, mọi thứ không như bạn nghĩ. Rất có thể bạn nhận thấy rằng một thời gian khá dài trước đó, bạn không hề Sân, nhưng không đồng nghĩa là bạn hết Sân. Vì có thể trong kiếp này bạn may mắn được sống trong một môi trường tốt, ít tiếp xúc và ít va cham với các thế lực bóng tối. Từ cuộc sống như vậy sẽ giúp cho bạn ít truy cập các nguồn năng lượng tối và sợ hãi, kéo theo đó cơ thể năng lượng của bạn không tích lũy nhiều các nguồn năng lượng này. Ngoài ra, trong hiện tại sống của bạn là ít va chạm, không được thử thách nhiều với các thế lực bóng tối, không thử thách nhiều với những con người của bóng tối và với những thành phần rất tiêu cực khác của xã hội, vậy nên bạn thấy mình rất hiếm khi SÂN. Nhưng chắc chắn nó sẽ phát tác, nếu bạn gặp những thử thách nghiêm trọng khi phải đối diện với các thế lực bóng tối. Ngoài ra, có rất nhiều người rất giỏi che đậy và giỏi kiềm chế cảm xúc Sân của mình, nhằm tránh không cho người khác thấy mình sân. Nhưng tất cả những gì mà họ đã kinh qua, đã làm, không đồng nghĩa là đã hết sân.

Đành rằng trong hiện tại, bạn chưa thể nào hoàn toàn buông bỏ toàn bộ cái gọi là Sân, nhưng ít ra bạn cần phải tập dần với cái gọi là tiết chế cảm xúc bản thân. Tuy nhiên, tiết chế cảm xúc bản thân ở đây không đồng nghĩa là kiềm chế, che đậy sự nóng giận của chính bạn. Mà là bạn phải kêu gọi nhận thức ánh sáng có từ trong bạn xuất hiện giải vây cho bạn ra khỏi sự chiếm đóng của nhận thức bóng tối. Từ đó, có thể giúp bạn nguôi giận rất nhanh hoặc không còn giận dữ nữa. Bạn nên nhớ, và luôn nhớ rằng chỉ có ý thức ánh sáng mới có thể giúp bạn giải thoát ra khỏi những cơn giận dữ của bạn mà thôi, không có cái khác ngoài nó. Đơn giản, là khi mà tất cả mọi thông tin từ nhận thức của bạn, luôn hiểu rõ tính hai mặt của một vấn đề luôn là hoàn hảo. Và nó luôn được chuyển tải đến tâm hồn bạn có các tính chất như đúng, tốt, lợi hay được vv, tự động bạn sẽ không còn SÂN.

Sau cùng là chữ SI, như bạn thấy đấy, tương tự như Tham, thì bản chất của SI cũng là bản chất xuất phát từ lòng đam mê. Nhưng hình như trên thế giới này có không ít người luôn cho rằng, nếu con người mà cứ luôn sống với chữ SI là sẽ dẫn đến tồi tệ, sẽ dẫn đến nguy hiểm, sẽ dẫn đến xấu xa và tội lỗi. Và cớ vì sao mà họ luôn có những suy nghĩ kỳ lạ như vậy, không nói ra chắc bạn cũng đã hiểu. Đơn giản cũng giống như vấn đề Tham, thì với cái gọi là SI họ cũng vẫn luôn suy nghĩ về nó một chiều bằng nhận thức 3d. Bạn thấy đấy, không cần ai nói với bạn, tự động bạn cũng biết ý nghĩa của từ SI cũng tức là mê, mà trong mê có thể bao gồm cả sự mê hoặc, mê muội, mê đắm, mê tín và có cả sự đam mê trong đó. Nói một cách khác chính xác hơn, thì SI cũng có nghĩa là Mê và mê cũng có nghĩa không tỉnh, và không tỉnh ở đây còn có nghĩa thần trí của bạn sẽ không còn được tỉnh táo, không còn sáng suốt. Và vì sao tôi vẫn cho rằng trong chữ SI vẫn có cả sự đam mê trong đó. Bởi đơn giản khi bạn theo đuổi một việc gì đó bằng một lòng đam mê hết mực của bạn, tự nhiên khi ấy thần trí của bạn như không còn biết gì nữa ngoài cái bạn đang theo đuổi. Vậy nên, khi bạn bước vào trạng thái đam mê, cũng có nghĩa là bạn đang mất đi các cảm giác về mọi thứ xảy ra chung quanh bạn. Và trạng thái tâm trí của bạn khi ấy không phải là bạn đang mê hay sao? Bạn có thể từng nghe người khác nói, thằng đó mê game lắm, thằng đó mê gái vô cùng. Cũng có nghĩa là tâm trí của những người đó, khi họ gặp phải game hay gái là họ không còn tỉnh táo nữa. Nhưng cũng có lúc bạn từng nghe người ta nói, thằng đó mê công việc của nó lắm, anh đó mê diễn xuất lắm, chị đó mê hội họa lắm. Hỏi tất cả những điều đó không phải là từ chữ SI mà ra hay sao?

Thế nhưng có không ít người luôn có một tư tưởng rằng phải diệt SI, phải từ bỏ SI và thường coi SI như là con hủi, một con vật xấu xa kinh tởm cần phải tránh xa, cần phải tiêu diệt. Trên thực tế, từ trong hiện thực tối thượng của cõi ánh sáng cũng như trên cõi trần gian này, nếu con người ta không còn SI hay nói chính xác hơn là người không có sự đam mê, con người ta chẳng có cái gì cả, chẳng đạt được cái gì cả. Tôi đã từng nói trong cuốn Sự thật tối hậu, đam mê là cây cầu nối giữa những khát vọng và thành công. Thế nhưng hỏi rằng bạn luôn cố gắng từ bỏ SI xa lánh SI cũng tức là bạn luôn cố gắng từ bỏ lòng đam mê, xa lánh niềm đam mê của chính bạn, lấy gì bạn có thể thành công, lấy gì bạn có thể đạt được Niết bàn.

Trên thực tế, bạn luôn nói một đàng bạn làm một nẻo, chẳng qua là bạn luôn dựa vào các định kiến đúng sai, tốt xấu của bạn, nhằm phán xét người khác, vậy thôi. thực ra, định kiến của bạn cũng chính là sự cố CHẤP, cũng chính là sự cố TRỤ của bạn. Bạn cố chấp, bạn cố trụ vào cái bạn đã hiểu biết, cố chấp, cố trụ vào những gì mà bạn đã từng sở hữu, cũng tức bạn SI và vì bạn quá Si mê nó nên bạn không từ bỏ nó được. Ví dụ: Bạn có một người thân bất ngờ vừa qua đời, bạn vô cùng đau khổ bởi cái chết này. Và sau khi người thân đã được chôn cất, nhưng bạn vẫn cứ buồn bã, vẫn cứ đau khổ tưởng chừng như không bao giờ kết thúc. Trong lúc này, cho dù ai nói sao bạn cũng không nghe, ai khuyên gì bạn vẫn không màng, vì bạn đang rất muốn sống với ni đau này. Nguyên nhân là bạn quá si mê con người đã khuất, bạn luôn si mê những gì mà người đó đã từng mang lại cho bạn. Nhưng, đùng một cái bạn không còn có nó, bạn đã mất nó nên bạn không cam lòng, không đành lòng chấp nhận sự thật. Và từ việc bạn cố chấp, cố trụ vào định kiến của bạn và luôn được gia cố, thúc đẩy bởi lòng si mê của bạn, nên bạn đau khổ và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Từ đó bạn có thể thấy rằng, mọi sự si mê hay mọi sự cố chấp, cố trụ của bạn cũng đều xuất phát từ định kiến của chính bạn đúng không?

Khi bạn nhìn thấy người ta mê thích phụ nữ đẹp, mê thích đi vũ trường, nhảy nhót, mê thích uống rượi, uống bia, mê thích cờ bạc, mê thích rong chơi, mê đánh nhau, mê tiền, mê danh vọng, địa vị, quyền lực. Bạn sẽ tự cho mình cái quyền phán xét là họ SI, nên họ mê muôi, đắm chìm vào những điều tội lỗi, xấu xa, vô bổ. Thế nhưng tôi hỏi bạn, bạn không phải là họ, làm sao bạn biết nhưng gì họ đang theo đuổi, những gì họ đang làm không làm vì mục đích của linh hồn họ. bạn có biết không, nếu trong các thời điểm đó họ luôn nghĩ rằng những gì họ đang theo đuổi không có gì là tội lỗi, không có gì là xấu xa hay vô bổ, thì đã sao nào. Và bạn hãy tự nhìn lại mình xem là bạn đang làm cái gì vậy? Bạn đã không luôn mê đắm cõi giới Niết bàn, mê đắm cảnh giới thiên đàng của bạn hay sao?, Không phải bạn đã luôn mê đắm Ông Phật, Ông Chúa của bạn, bạn đang mê đắm những dòng kinh Phật, kinh Thánh, mê đắm tung kinh, gỏ mõ, ngồi thiền, giảng kinh, giảng đạo hay sao? Bạn đang làm cái gì vậy? không phải là bạn cũng đã và đang luôn cùng với chữ SI của bạn hay sao? Vậy cớ sao mà bạn cứ luôn xúi giúc người khác từ bỏ, xa lánh cái Si của chính họ, nói như vậy không phải là bạn ích kỷ lắm hay sao?. Bạn mê kinh Phật, kinh Thánh, người ta mê truyện khiêu dâm, mê truyện kiếm hiệp là chuyện của người ta, có gì mà bạn phải phàn nàn, hô hét, đã phá, lên án người ta. Bạn là người đang theo đuổi Thiên đàng, theo đuổi Niết bàn, còn họ là những người đang theo đuổi địa ngục. Bạn đang là người đang theo đuổi ánh sáng, người ta đang theo đuổi bóng tối, hai mục đích của hai linh hồn trong thời điểm nó đang theo đuổi cái nó muốn là hoàn toàn khác nhau. Nhưng tất cả mọi mục đích, của tất cả mọi người vẫn nằm trong kế hoạch của God. Vậy hỏi bạn, bạn lấy tư cách gì mà bạn lên án người ta, rằng phải từ bỏ, xa lánh SI, nhưng riêng bạn thì không?.

Tôi đoan rằng, có không ít người sau khi đọc những dòng chữ này họ ni giận, phn nộ và có thể ném gạch đá về tôi. Vì bởi họ cho rằng tôi đã nói lời xấc láo, ngông cuồng, tự cao, tự đại, phê phán, lên án hiểu biết và niềm tin của họ. Trên thực tế, là bạn có quyền ni giận, nhưng thực ra là tôi cố ý viết như vậy, như là một phép thử cho cái gọi là Sân của chính các bạn đấy. Trường hợp, bạn đọc những dòng chữ trên mà bạn có những phản ứng như giận dữ, phn nộ, căm ghét hướng về phía tôi, tức là bạn vẫn còn phạm phải chữ SÂN. Thậm chí, bạn còn đã phạm phải chữ SI, bởi khi bạn còn có những phản ứng phn nộ đối với tôi, cũng tức là bạn còn quá si mê cái mà bạn gọi là đúng là tốt của bạn. Bạn còn phn nộ, giận dữ với tôi, vì bạn cho rằng điều bạn biết, cái bạn hiểu là đúng, tự nhiên hôm nay tôi nói những hiểu biết của bạn là không còn hợp lý nữa. Thực vậy, nếu bạn còn phản ứng với mọi chuyện xảy ra chung quanh bạn theo bất cứ chiều hướng nào trong hai chiều kể cả là tích cực lẫn tiêu cực, đồng nghĩa là bạn vẫn còn đang Sân trong Si…

Thực ra, bạn không cần phản ứng thái quá với bất cứ thông tin nào mà bạn nhận được trong sống. Nhưng bạn cần phải đứng ở vị trí của người quan sát trên tinh thần không phán xét đúng hay sai, tốt hay xấu. Nếu bạn phản ứng với những thông tin mà bạn nhận được và cho ra các biểu hiện cảm xúc như quá vui sướng, quá mừng rỡ hay quá phấn khích. Đồng nghĩa là bạn xác định cái mà bạn nhận được là đúng, tốt, lợi hay được vv theo định kiến của bạn. Ngược lại, bạn phản ứng với những thông tin mà bạn nhận được và cho ra các biểu hin cảm xúc như buồn bã, thất vọng, chán nản, đau khổ hay nóng nảy, giận dữ vv, đồng nghĩa là bạn xác định thông tin mà bạn nhận được là sai, xấu, hại hay mất vv theo định kiến của bạn.

Bạn luôn vận hành quá nhiều các thông tin không chứa đựng sự thật trong sống của bạn. Điều này không khác gì bạn hít một hơi thở vào buồng phổi, nhưng bạn đã sử dụng hết tất cả mọi chất khí có trong không khí, không chừa ra bất cứ một chất khí không có lợi nào. Trên thực tế, không cần phải ai nói thì bạn cũng biết khối lượng oxy có trong không khí chỉ tương đương với 1/5 khối lượng trong không khí tự nhiên. Vậy nên, khi bạn hít một hơi thở, nhưng bạn không thải ra các chất khí khác không có lợi cho buồng phổi, lấy gì cơ thể của bạn không phản ứng. Tương tự như vậy, toàn bộ thông tin đầu vào của bạn trong sống, không phải lúc nào cũng là s thật. Thế nhưng, bạn không hề xem xét để loại những thông tin, không có sự chân thật ra khỏi đời sống bạn, hỏi làm sao mà tâm hồn bạn không phản ứng cho đành.

Trường hợp bạn nhận thức được rằng, tất cả mọi điều xảy ra trong Vũ trụ đều có nguyên nhân của nó, và tất cả mọi điều, mọi thứ, đều có tính hai mặt của nó. Đồng thời bạn luôn xem xét mọi vấn đề xảy ra dựa trên cái Nhân, rất có thể khi ấy bạn sẽ không còn phán xét, nhưng an nhiên, tự tại, bình tâm đón nhận tất cả mọi thứ xảy đến với bạn bằng nhận thức cao nhất của chính bạn. Ngược lại, nếu bạn xem xét mọi vấn đề mà quá chú trọng vào cái quả, chắc chắn khi đó bạn sẽ phán xét lên án dựa vào định kiến của bạn. Khi đó, bạn sẽ có những phản ứng cảm xúc như buồn bã, thất vọng, đau khổ, nóng nảy, giận dữ hay mừng rỡ quá độ, phấn khích tột cùng vv…

Thực ra, mọi phản ứng cảm xúc từ SÂN, không ít thì nhiều tất cả đều bị ảnh hưởng bởi SI. Nói một cách đơn giản hơn, là tất cả mọị sự nóng nảy hay tức giận của bạn xảy ra là do bạn quá si mê với những cái được gọi đúng, tốt, lợi vv…đã được thẩm định bằng chính định kiến của chính bạn. Vậy nên khi bạn nhận lấy điều ngược lại bạn sẽ cho ra phản ứng Sân giận. Thật vậy, từ trong thực tế đã chỉ ra rằng, tham sân và si luôn có một mối liên hệ gắng kết với nhau không thể tách rời.

Vậy nên, trước khi kết thúc vấn đề này, tôi muốn dành cho bạn một lời khuyên, là khi bạn phải đối diện với lòng tham của chính bạn, cũng tức bạn đang đối diện những cái mà bạn đã quá si mê. Lập tức bạn phải tự hỏi chính bạn rằng ta tham điều đó, ta tham cái đó để làm gì? Mục đích thực sự của ta là gì? Và tự hỏi liệu ta làm điều đó có thực sự mang lại cho ta sự tốt đẹp hay không? Hay cũng có thể vì hành động của ta mà sẽ làm cho người khác bị tổn thương, thậm chí làm cho chính ta bị tổn thương hay không? Và một khi bạn có thể trả lời được những câu hỏi này, tự động bạn sẽ cho ra một quyết định phù với mình. Nói cách khác, trước khi bạn quyết định thực hiện ý đồ Tham bạn đừng vội hành động. Nhưng là bạn hãy nhìn vào Cái Qủa, tưởng tưởng ra Cái Qủa. Tiếp đến là tưởng tưởng ra những tình huống tồi tệ, tưởng tượng ra những hậu quả xấu có thể xảy ra với bạn, nếu bạn tiến hành tham. Và sau khi đã nhìn rõ bạn hãy đưa ra quyết định cuối cùng cho bạn vẫn chưa muộn.

Riêng với chữ SI, tôi khuyên bạn đừng nên quá si mê bất cứ một cái gì đó, trước khi bạn thực muốn có nó. Bởi bạn si mê bất cứ một cái gì đó, trước khi bạn thực sự muốn có nó, lập tức nó sẽ dẫn đến với lòng Tham. Thực ra, bạn không nên quá lo lắng là tâm hồn của bạn không biết chọn điều tốt nhất cho những ước muốn của nó. Rất có thể bạn có cảm giác nhiều ước muốn của tâm hồn bạn là chưa thực sự tốt lắm, chưa thực đúng lắm so với suy nghĩ của bạn. Nhưng trên thực tế, ước muốn của tâm hồn bạn luôn luôn đúng, ước muốn của bạn luôn luôn hướng về với sự hoàn hảo và không bao giờ có sự nhầm lẫn. Nguyên nhân: cái gì, điều gì mà tâm hồn bạn chưa bao giờ trải nghiệm qua, chưa bao giờ kinh nghiệm qua hoặc trải nghiệm, kinh nghiệm qua chưa đủ là nó sẽ muốn cái đó. Nhưng bao giờ cũng vậy, ước muốn của tâm hồn bạn là luôn luôn hướng thượng, nên điều nó đã muốn luôn là điều tốt nhất cho nó tại thời điểm nó đã chn. Ngược lại, bạn nẫy sinh một sự si mê nào đó để cố tình kích hoạch ham muốn của tâm hồn bạn, khi đó nó sẽ dẫn bạn đến với lòng tham nhưng không thuần là ước muốn.

Bạn thấy đấy, nguyên nhân xảy ra tình trạng này vì bởi, phàm cái gì mà bạn có thể si mê là cái bạn đã từng biết nó, bạn đã từng trải nghiệm, kinh nghiệm qua nhiều lần rồi. Và hôm nay bạn gặp lại nó, bạn thấy lại nó bạn nẫy sinh sự si mê với nó. Ví dụ, Bạn đã từng trải nghiệm qua những thứ như tiền bạc, gái đẹp, quyền lực, danh tiếng vv và bạn đã từng biết những thứ ấy là rất hấp dẫn, cũng như đã từng biết chúng là những thứ sẽ có thể đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Vậy nên, khi gặp lại chúng, thấy lại chúng là bạn si mê ngay tức thì. Ngược lại, nếu bạn chưa từng bao giờ trải nghiệm qua, chưa bao giờ kinh nghiêm qua, chưa từng bao giờ biết cái đó là cái gì. Hỏi bạn lấy đâu ra thông tin để bạn biết si mê về nó. Từ đó cho thấy rằng cái mà bạn si là cái mà bạn từng trải nghiệm qua, từng kinh nghiệm qua rất nhiều lần rồi, trong toàn bộ những kiếp sống của bạn. Thế nhưng luật Vũ trụ chỉ ra rằng, phàm cái gì mà đã có nhiều rồi, biết nhiều rồi, trải nghiệm qua nhiều rồi. Nhưng bạn vẫn luôn si mê nó, vẫn luôn ham muốn nó, vẫn luôn muốn có nó tức là bạn tham. Và một khi bạn đã tham, tự động luật nhân quả sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm điều ngược lại. Và nó còn được gọi là luật thanh toán bù trừ cho những trải nghiệm thiếu của tâm hồn.

Thực ra si mê, vẫn là một rung động của tâm hồn, nhưng nó luôn được giúp bởi các nguồn thông tin từ tiềm thức hay tàng thức tạo thành. Vậy nên, si mê không giống như đam mê, bởi si mê là động lực thúc đẩy tạo nên lòng tham.

Ngoài ra với chữ SÂN, lời khuyên của tôi là trước khi bạn SÂN bạn hãy nhìn vào Cái Nhân, tưởng tượng về Cái Nhân đã tạo ra điều như bạn đang thấy. từ việc hiểu biết về cái nhân, bạn sẽ có quyết định cho riêng bạn, là có nên SÂN hay không?

Tóm lại, đối chữ THAM, thì trước khi bạn tham bạn nên tưởng tưởng đến cái QUẢ, ngược lại với chữ SÂN, thì trước khi bạn sân bạn nên tìm hiểu về cái NHÂN. Ngoài ra, đối với chữ SI, bạn không cần phải suy nghĩ là nên loại bỏ nó như thế nào, nhưng bạn hãy đão lộn quy trình của nó. Tức là trước đây bạn thường si mê một cái gì đó, trước khi bạn muốn có nó, vì vậy nó sẽ dẫn bạn đến với lòng tham. Nhưng bây giờ bạn làm ngược lại, là bạn nên ước muốn trước cái mình muốn, sau đó mới tạo ra niềm đam mê vi cái đó, vậy thôi.

Tuy nhiên ở đây vì khuôn một cuốn là rất hạn hẹp, tôi không muốn giải thích dài dòng hơn nữa về cái gọi là tham, sân, si. Nhưng trên thực tế nó vẫn là những cái có liên quan đến việc chữa lành. Thật vậy, tất cả mọi thứ tôi đã nói đều có liên quan, liên quan vì bạn phải hiểu được cái gì mới thực sự là cái đang hư hỏng, bạn mới có thể tiến hành chữa lành đúng cái đó. Và ở đây chúng ta đã nhận ra rằng, vì nhận thức của người trần thế có quá nhiều định kiến dựa vào các yếu tố đúng sai, tốt xấu, khiến cho tầm nhìn của mỗi người trở nên hạn hẹp và thiển cận. Vì vậy, thực tế trọng tâm của việc chữa lành là chữa lành cho nhận thức của chính chúng ta. Và từ nhận thức đã được chữa lành bằng ý thức ánh sáng, chúng ta mới có thể giúp cho tâm hồn của chính chúng ta vận hành tốt với tình yêu và lòng từ bi, nhưng không còn là sợ hãi, vậy thôi.