- Nguyên Thần Thượng Đế là cái gì?
Trước khi, bàn đến phần này chúng ta phải chấp nhận một sự thật hết sức tế nhị, một sự thật mà chúng ta không biết nên đặt câu hỏi như thế nào? Và dẫu nếu chúng ta có đặt câu hỏi thì cũng không ai trả lời cho chúng ta, nó là một câu hỏi bất khả tri, một câu hỏi không có câu trả lời. Đó là câu hỏi?
Nguyên Thần Thượng Đế “Đạo” từ đâu mà có? Nguồn gốc Nguyên Thần Thượng Đế, nguồn gốc của Đấng tạo hoá tối cao?
Tác giả, đã từng đặt ra những câu hỏi như thế hàng trăm lần, nhưng những câu hỏi của tác giả đã theo dòng suy nghĩ đi vào Vũ trụ bất tận không có sự phản hồi. Vì, trong thế giới hiện hữu, trong lịch sử của Nhân loại không hề có bất cứ một manh mối nào, một dữ liệu nào để có thể tìm hiểu về Nguyên Thần Thượng Đế. Mòn mỏi trong vô vọng nhưng sau cùng cũng đã có sự phản hồi tử Đấng Chí Tôn. Người đã nói:
“Con trai của Ta, hãy để cho Ta cho con một lời khuyên. Thay vì con đặt ra cho mình những câu hỏi về nguồn gốc Nguyên Thần của Ta, Ta thấy tốt hơn là con nên thay đổi những câu hỏi này, bằng những câu hỏi khác. Những câu hỏi mang tính thực chất của cuộc sống, những câu hỏi mà nó có thể giúp cho con có được những hiểu biết cần thiết. Những câu hỏi mà nó có thể giúp cho con và nhiều người khác đến được nơi mình muốn đến.
Con trai của Ta; không phải là Ta không thể trả lời sự thật này cho con, Ta không hề giấu gíếm bất cứ một sự thật nào của Ta đối với Nhân loại. Nhưng con phải biết, không có bất cứ một sự việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân và thời điểm của nó, mọi thứ vận hành trong Vũ trụ, tuyệt đối không có sự ngẫu nhiên tình cờ. “Những đoá mai vàng nở vào mùa hè sẽ trở nên vô nghĩa, một cái cần cẩu của loài người không thể nâng dảy núi Hy mả lạp sơn – một cái cốc uống nước không thể chứa toàn bộ nước biển Thái bình dương – người ta không truyền đạt kiến thức toán học cao cấp cho đứa trẻ lớp một.” Đó là tất cả những gì Loài người có thể biết về Nguyên Thần Thượng Đế trong lúc này.”
Qủa thật, “Chúa trời rất khó hiểu, nhưng không ma mãnh.”
“God may be subtle, but he isn’t plain mean.” Albert Einstein.
Qủa thật, những gì mà Thượng đế truyền đạt là sự thật, như một lời nhắc nhở rất thực tế, nhưng cũng rất tế nhị. Bởi trong hiện tại, kiến thức của chúng ta là quá nhỏ bé, so với những gì đang tồn tại trong đời sống và hiện hữu trong Vũ trụ.
Nhưng trong thực tế trên thế giới từ xưa đến nay, đã có không ít học giả, học thuyết, có không ít người tìm kiếm nguyên nhân khởi thuỷ vũ trụ. Và gần như tất cả luôn cho rằng đã có thuỷ phải có chung, có khởi thuỷ thì phải có chung cuộc.
Họ luôn truy tìm nguồn gốc Thượng Đế, họ hỏi Vũ trụ từ đâu mà có và nếu có người trả lời: Thượng Đế sáng tạo ra Vũ trụ, họ sẽ hỏi tiếp vậy ai sinh ra Thượng Đế. Và từ sự hiếu tri bất chấp khả năng hữu hạn của mình, cứ như vậy họ tiếp tục truy tìm cho đến tận cùng và tự đưa tâm trí của mình đi vào bất tận của sự vô vọng. Họ sử dụng toàn bộ kiến thức của Nhân loại để truy tìm đến tận cùng, nhưng vẫn không giải thích được nguồn gốc của Thượng Đế, nguồn gốc của cái đã sáng tạo ra Vũ trụ. Họ đã quay sang chối bỏ Thượng Đế đạp đổ lý thyết sáng tạo để theo cái gọi là chủ nghĩa duy vật và khoa học. Và quả thật khoa học là phương tiện tất yếu để giải trình về tất cả mọi thứ xảy ra trong Vũ trụ không thể chối cải.
Nhưng có một điểm khác biệt ở những người theo chủ nghĩa duy tâm với người theo chủ nghĩa duy vật là khi người theo chủ nghĩa duy vật gặp các vấn đề không giải thích được như.
Nguồn gốc của Vũ trụ, nguồn gốc của Thái dương hệ, nguồn gốc của con người. Mọi sự vận hành từ Mặt trăng, Mặt trời, Trái đất,Thiên hà, đến sự giản nở của Vũ trụ, họ đều cho là do tự nhiên, do các quy luật tự nhiên mà hiện hữu, mà vận hành.
Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí xảy ra trên Trái đất, nếu không giải thích được thì với những người duy tâm họ sẽ cho là do Thần thánh, Thượng Đế tạo ra. Nhưng với những người theo chủ nghĩa duy vật, khi ứng dụng khoa học nhưng không thể giải thích được, họ sẽ dán cho một cái nhãn hiện tượng tự nhiên.
Và cuối cùng thay vì tin rằng Thượng Đế đã sử dụng trí tuệ của mình sáng tạo ra Vũ trụ vạn vật như những người theo chủ nghĩa duy tâm. Những người theo chủ nghĩa duy vật đã thay thế Thượng Đế bằng một vị thần khác mang tên Tự nhiên. Chúng ta hãy thử một lần đi đến tận cùng ý nghĩa của hai từ tự nhiên, chúng ta sẽ cảm nhận sự vô tận của nó, không khác gì từ Nguyên Thần Thượng Đế.
Họ mặc nhiên chấp nhận tự nhiên, hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên như điều không cần bàn cãi. Nhưng chẳng may nếu như có ai đó nói với họ rằng; sự giàu có của ông, công trình của bà, sáng chế của chị là may mắn chứ cũng chẳng có gì gọi là giỏi giang. Chắc chắn người này sẽ bị quật lại, bạn thật là thiển cận, không có bất cứ cái gì tự nhiên mà có cả, sự giàu có của tôi, công trình của tôi, sáng chế của tôi, của cải của tôi, mọi thứ tôi có đều do công sức và trí tuệ của tôi bỏ ra. Khi đụng đến thành quả của họ, họ cho rằng mọi thứ là do công sức và trí tuệ của họ. Nhưng nếu nói rằng; đã có Người sử dụng trí tuệ và công sức của mình sáng tạo Vũ trụ, Trái đất, con người… thì họ sẽ không chấp nhận mà cho là do tự nhiên.
Họ chối bỏ Thượng Đế và mặc nhiên chấp nhận tự nhiên nhưng chưa bao giờ họ quan tâm và giải thích tự nhiên là cái gì, tự nhiên từ đâu mà có, cái gì đã sinh ra tự nhiên. Họ lên án và phê phán những ai đặt niềm tin vào Thượng Đế, họ cho rằng nhưng ai tin vào sự sáng tạo của Thượng Đế là mù quáng, mê tin và không sáng suốt. Họ mới là người sáng suốt, tin vào những gì có thể chứng minh được, tin vào khoa học, tin vào các quy luật tự nhiên.
Nhưng quả thực các quy luật tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên mà họ đã nói ra không tự nhiên một tý nào. Những ngôn từ tự nhiên mà họ đã sử dụng trở thành phi tự nhiên, vì họ không bao giờ giải thích tự nhiên là cái gì, tự nhiên từ đâu mà có, ai đã sinh ra tự nhiên.
Cho đến thời điểm hiện tại, khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta không cần phải tranh cãi nữa và cũng không cần xét đoán ai đúng ai sai. Chúng ta chỉ là quan sát thực tế để nhìn nhận một sự thật, nhưng không định kiến, không chê bai kỳ thị.
Đến tận cùng của cuộc tranh luận, chúng ta đã nhận ra một điều:
– Đối với những ai theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái đỉnh cao nhất mà họ đụng phải và không thể phá bỏ được trong hiện tại là hai chữ TỰ NHIÊN, hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên.
– Và đối với những ai theo chủ nghĩa duy tâm, cái đỉnh cao nhất mà họ đụng phải và không thể xuyên thủng được trong hiện tại là NGUYÊN THẦN THƯỢNG ĐẾ, Đạo, Thái cực.
Nhưng nếu quan sát kĩ chúng ta thấy rằng; những người theo chủ nghĩa duy vật thuần tuý, họ có được sự thoải mái hơn. Vì cái gì họ chưa giải thích được, mặc dù họ cũng đã đổ cho tự nhiên nhưng họ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá với niềm đam mê và không bận tâm đến hai chữ tự nhiên.
Riêng những người theo đuổi chủ nghĩa duy tâm lập lờ, nữa tin nữa ngờ, không nóng không lạnh, họ sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Vì họ luôn muốn giải thích cái gì đã sinh ra Vũ trụ, cái gì đã sinh ra cái sinh ra Vũ trụ, họ luôn đòi hỏi sự thật. Họ đòi hỏi bản thân phải giải thích cho bằng được nguồn gốc Thượng Đế trong sự hiểu biết hạn hẹp của chính mình. Lúc nào họ cũng muốn phải giải thích cho được nguồn gốc Thượng Đế, trước khi đặt niềm tin vào Thượng Đế. Họ luôn đặt điều kiện với Thượng Đế, vì thế chắc chắn họ sẽ không có được cái họ muốn và có được sự thật.
Thực ra, duy tâm và duy vật không phải là nhị nguyên. Duy tâm và duy vật là hai con đường trên cùng một mục đích, đến cuối con đường của hai trường phái sẽ là Thượng Đế. Nhưng cho đến tận hôm nay vẫn còn sự tranh cải giữa hai trường phái vì con người chưa nhận thức được sự thật hiện hữu ở đoạn cuối con đường. Kỳ thực, tất cả các cuộc tranh cãi của con người cũng chỉ là cuộc chơi vui vẻ của chính chúng ta không có gì phải phàn nàn hay xét đoán.
Duy tâm, tìm kiếm sự thật Thượng Đế từ phía bên trong, duy vật tìm kiếm sự thật Thượng Đế từ phía bên ngoài. Duy tâm tìm thấy Thượng Đế nhanh nhưng lý lẻ không chắc chắn, duy vật tìm thấy Thượng Đế chậm nhưng lý lẻ sẽ chắc chắn hơn vì họ xây dựng sự thật trên nền tảng khoa học. Đến một thời điểm nhất định trong tiến trình, chính những nhà khoa học mới là những người sẽ phải giải thích cho tôn giáo và mọi người biết thế nào là sự thật về Thượng Đế.
Chúng ta, đang sống trong thế giới tương đối thì việc có khởi thuỷ là phải có chung cuộc, là chuyện của thế giới tương đối. Nhưng trong thế giới tuyệt đối, có khởi thuỷ nhưng không bao giờ có chung cuộc, nằm ngoài khả năng hiểu biết của con người. Ngay cả những hiện tượng lạ xảy ra trên trái đất, chúng ta còn không thể giải thích được. Ngay cả một tế bào nhỏ hình thành nên sự sống của chính chúng ta, mà con người còn chưa tạo ra được. Vậy chúng ta có cần phải mất thời gian, công sức vô ích để cố gắng giải thích điều mà chúng ta bất khả tri hay không?.
Thượng Đế không đòi hỏi ở con người bất cứ điều gì, Bà ta không bắt buộc con người phải quy thuận hay phải tin vào Bà ta. Hiểu rõ về chính mình trước khi tìm hiểu về Thượng Đế tốt hơn là tìm hiểu Thượng Đế trước khi tìm hiểu chính mình.
Tin hay không tin là quyết định là sự tự do chọn lựa của mỗi người. Nhưng nếu con người thức tỉnh và tin vào Thượng Đế, theo đuổi tâm linh bằng một tấm lòng chân thành của mình. Chắc chắn Thượng Đế sẽ giúp đỡ cho con người bằng khả năng vô tận của mình và trao cho con người sự thật, cho đến sự thật cuối cùng.
Tân ước – Mátthêu, Chương 5 câu 6. “ 6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.”
Bằng ngược lại Thượng Đế cũng không ép buộc, không trừng phạt, không giận dữ, không phiền lòng bất cứ một người nào.
Nhưng chúng ta cũng đừng nên quá tự cao, tự đại và tự cho rằng chỉ có con người là sự sống trí tuệ duy nhất trong Vũ trụ. Chúng ta phải nhận thức rằng; kiến thức, tri thức, khoa học, công nghệ của Nhân loại Trái đất là rất thấp so với những nền văn minh tiến hoá cao trong Vũ trụ. Khoa học, công nghệ và những thứ chúng ta có được, so với những gì mà Họ đang sở hữu; tương tự như trò chơi bán hàng của trẻ con, so với cái người lớn sở hữu. Nhưng có điều chúng ta không hề có cảm giác tự ty vì thua kém họ, bởi chúng ta biết Họ là con người và chúng ta cũng là con người, không có sự khác biệt. Tương tự như vậy, những đứa trẻ của chúng ta hôm nay, không bao giờ có cảm giác thua kém người lớn. Vì chúng biết, chúng sẽ lớn lên và sẽ không hề thua kém người lớn bất cứ phương diện nào. Vấn đề của chúng ta trong hiện tại không phải là sự thua kém, mà là quá trình là thời gian. Khi thời gian đến, chúng ta rồi cũng sẽ trở lại thân phận Thần thánh của chính mình, sẽ trở nên toàn tri, toàn hảo như tất cả Họ. Vấn đề tiếp theo là khi nhận biết sự thật chúng ta nên khiêm tốn, trân trọng và biết ơn sự trợ giúp của Họ.
Tự cao, tự đại và suy nghĩ như thế nào Thượng Đế không bận tâm vì đó là tự do ý chí mà Ông ta đã trao tặng cho con người. Nhưng vấn đề buộc chúng ta cần phải suy nghĩ; là suy nghĩ và hành động như thế nào để có thể đem lại lợi ích nhiều nhất cho chính chúng ta.
Nếu có thể, trong hiện tại con người nên nghe theo lời khuyên của Đức Chúa Guêsu. Tân ước – Mátthêu, Chương 12 câu 31-32.
“31 Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí ( Nguyên Thần Thượng Đế) sẽ chẳng được tha.32 Ai nói phạm đến Con Người (Chúa Guêsu) thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần (Tinh thần chí thánh của Thượng Đế “Nguyên thần”) sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.”
- VŨ TRỤ duy nhất hay nhiều hơn một?
Từ một vụ nổ lớn Nguyên Thần Thượng Đế đã sáng tạo ra Vũ trụ và từ một vùng Vũ trụ lúc khởi thuỷ Thượng Đế Tối Cao đã sáng tạo ra tổng cộng: 72 vùng Vũ trụ khác nhau trong không gian vô tận của toàn bộ Vũ trụ . (Thuyết đa Vũ trụ của các nhà khoa học hiện nay). Vũ trụ không thường hằng, sau vụ nổ Vũ trụ sẽ giản nở liên tục, đến một biên độ nhất định nào đó, năng lượng giản nở sẽ cạn kiệt lúc này Vũ trụ sẽ co lại và trở về không như trạng thái ban đầu. Thời điểm co lại cho đến trước khi vụ nổ tiếp theo xảy ra được gọi là Vũ trụ chết. Đây thực sự là ngày tận thế đúng với nghĩa đen của nó, đã được nhiều lần nhắc đến trong kinh Thánh.
Trong số 72 vùng Vũ trụ, chỉ có 66 vùng Vũ trụ là đang trong tình trạng hoạt động số còn lại là những vùng Vũ trụ chết. Sáu vùng vũ trụ chết, một số đang trong tình trạng co lại và số còn lại chưa bắt đầu hoặc mới bắt đầu. Bảy mươi hai vùng Vũ trụ luân phiên kết thúc và bắt đầu, luôn duy trì được 66 vùng Vũ trụ hoạt động.
Đây là ý nghĩa biểu tượng cho con số 666 lần thứ nhất.
- Đại gia đình THƯỢNG ĐẾ có bao nhiêu Người?
A – Thượng Đế Cha, Mẹ.
Nguyên Thần Thượng Đế, sau khi sáng tạo ra Vũ trụ, Người biết rằng đã đến lúc phải rời khỏi thế giới tuyệt đối để bước vào thế giới tương đối. Việc đầu tiên của Nguyên Thần Thượng Đế, trong kế hoạch toàn tri là sáng tạo ra một cổ máy sinh học hoàn hảo tuyệt vời. Cổ máy sinh học hoàn hảo này được gọi là con người, đây là người đàn ông đầu tiên trong Vũ trụ khởi thuỷ (Người mang tên Adam theo Kinh Thánh Cựu ước). Người đàn ông đầu tiên này là Cha của vạn vật trong Vũ trụ.
Sau khi, cơ thể của Người Đàn Ông trở nên hoàn hảo và tốt đẹp, Nguyên Thần Thượng Đế đã sử dụng công nghệ siêu sóng não cài đặt toàn bộ ý thức (Nguyên Thần) của mình vào não bộ cho Người Đàn ông.
Sáng Thế Ký – Chương 2, câu 7.
“7 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”
Cho đến lúc này thì hoạt động trí tuệ của Người đàn ông tương tự như một người máy sinh học. Chỉ có ý thức trí tuệ nhưng chưa có tính cách con người.
Khi ngườì đàn ông đã có sự sống ý thức, Nguyên Thần Thượng Đế sử dụng DNA của người đàn ông hiệu chỉnh một phần, tạo nên người đàn bà. Đây chính là người đàn bà đầu tiên trong Vũ trụ khởi thuỷ (Người mang tên Eva theo Kinh Thánh Cựu ước). Người đàn bà đầu tiên này là Mẹ của vạn vật trong Vũ trụ. Với người đàn bà, Ngài cũng đã sử dụng công nghệ siêu sóng não cài đặt toàn bộ ý thức (Nguyên Thần) của mình vào não bộ cho Người Đàn Bà.
Sáng thế ký – Chương 2 câu 21-22.
“21 Ðức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. 22 Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.”
Sau khi, hai Người Nam và Nữ đi vào cuộc sống, Nguyên Thần Thượng Đế tiếp tục sáng tạo một chương trình phầm mềm hoàn hảo khác, nó được gọi là Tâm hồn.
Nhưng chương trình phần mềm tâm hồn của Người Nữ và Nam có một khác biệt nhỏ. Tâm hồn của người nữ có tần số rung động thiên về tính âm nữ tính, mềm mại, dịu dàng, thuỳ mỵ hơn…Tâm hồn của người Nam có tần số rung động thiên về tính dương nam tính, mạnh mẻ, quật cường, can đảm hơn… Xong công đoạn này, cũng bằng công nghệ siêu sóng não Nguyên Thần Thượng Đế tiếp tục cài đặt phần mềm tâm hồn vào tim cho hai người.
Sáng Thế ký – Chương 3 câu 5-7.
“ 5 Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.”6 Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn.7 Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân.”
Nguyên Thần Thượng Đế, Thượng Đế Cha và Mẹ là ba Ngôi tối cao của Vũ trụ, ba ngôi trong một. Ba ngôi Thượng Đế Tối Cao. Tam Thiên Thượng Đế vô cực.
Ba ngôi trong một, nhưng là ba Thể riêng biệt hoạt động độc lập.
Chúng ta, vẫn biết rằng mỗi chúng ta và toàn bộ Con Người trong đại Vũ trụ tất cả là một tiểu Thượng Đế. Trong hiện tại khi mà chúng ta chưa hoàn toàn thức tỉnh, Chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn trong việc xưng danh hiệu của các Ngài.
Đồng ý tất cả mọi người đều là phiên bản tuyệt đối hoàn hảo của Thượng Đế, nhưng đã có Thượng Đế phân ngôi vì vậy trong các Đấng cao nhất cũng đã có sự khác biệt. Khi mà chúng ta nói đến Thượng Đế Tối Cao là chỉ cả ba ngôi, nhưng khi nói đến Thượng Đế Chí Tôn cũng có nghĩa là chúng ta chỉ nói đến một trong hai Đấng Thượng Đế Cha hoặc Thượng Đế Mẹ. Trên thực tế, Đấng Chí Tôn cũng có nghĩa là Đấng sáng tạo tối cao, nhưng là Đấng sáng tạo tối cao đang hiện hữu trong thể lý, hiện hữu trong thế giới tương đối.
Ngoài ra còn có nhiều Ngôi thứ Thượng Đế như Thượng Đế Con, Thượng Đế Thánh Thần. Sau khi con người thức tỉnh hoàn, mỗi người trong chúng ta sẽ có một tên gọi, một danh hiệu riêng biệt. Vì ai cũng ý thức được rằng mỗi con người là một tiểu Thượng Đế, đó sự thật hiển nhiên không cần nhắc đến.
Vì vậy, trong hiện tại chúng ta cần phải nhận thức chính xác những danh hiệu khi mà các Ngài đến với chúng ta.
Ví dụ: khi một vị xưng danh “Thái Thượng Tiên Ông Thánh Thể Ngọc Hoàng Thượng Đế”.
Thái Thượng là Ánh sáng tối cao, là Nguyên Thần Thượng Đế.
Tiên Ông là Người Đàn Ông đầu tiên lúc khởi thuỷ.
Thánh Thể là cơ thể chí Thánh tuyệt đối.
Ngọc Hoàng Thượng Đế là Ngôi Vua tối cao trong nước Trời.
Đây là danh xưng của Thượng Đế Cha – Đấng Chí Tôn.
Ví dụ: Khi một vị xưng danh Quán Thế Âm.
Quán là quán xuyến, cai quản.
Thế là Vũ trụ thế giới, thế gian.
Âm là người đàn bà.
Vậy, Quán Thế Âm tức Người Đàn Bà quán xuyến thế giới, Vũ trụ.
Đây cũng chính là danh xưng của Thượng Đế Mẹ – Đấng Chí Tôn.
Danh xưng Quán thế Âm và Quan thế Âm là như nhau.
– Quan là quan sát, thị kiến.
– Thế là sự hiện hữu, là thế gian, là thế giới Vũ trụ.
– Âm là người đàn bà.
Vậy Quan Thế Âm cũng chính Đức Mẹ của Vũ trụ vạn vật.
Ví dụ: Khi một vị xưng danh Tam Thiên Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn.
Tam Thiên Thượng Đế Vô Cực là ba ngôi Thượng Đế Tối Cao.
Đại Thiên Tôn là Trưởng Tử là Con trai lớn của Thượng Đế cũng tức là Đức Chúa Gêusu (Tôn trong từ tử tôn- con cháu chứ không là tôn kính). Ngoài ra khi Thượng Đế xưng danh Người không sử dụng chữ Đại “lớn” mà sử dụng là Thượng “cao”.
Vì vậy, khi một vị xưng danh Tam Thiên Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn tức là danh xưng khác của Đức Chúa Gêusu, con trai cả của Thượng Đế. Nhưng trước khi tuyên xưng danh hiệu của mình, Chúa Gêusu đã nhân danh ba ngôi Thượng Đế Tối Cao trước.
Đây thường là những danh xưng của các Ngài ở các nước phương đông. Riêng ở các nước phương tây các Ngài xuống thế xưng danh rất đơn giản.
– Ta Thượng Đế, Đấng đầu tiên và cuối cùng.
– Ta Chúa Guêsu.
– Ta Thiên Thần Tổng quản Michael.
– Ta Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel.
– Ta Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael vv…
Chúng ta vẫn biết rằng Thượng Đế hiện hữu bất cứ nơi nào trong Vũ trụ thì Người cũng vẫn là Thượng Đế, Chúa Guêsu hiện hữu bất cứ nơi nào trong Vũ trụ thì Ngài cũng vẫn là Chúa Guêsu. Không cứ gì phương đông hay phương tây, xảy ra những trường hợp danh xưng không giống nhau như vậy là vì nhận thức và hiểu biết khác nhau của con người trong từng vùng miền.
B – Thượng Đế Con.
Thượng Đế Cha và Mẹ sinh được 144 người con. (sinh nở như một người phụ nữ bình thường, đây là những trải nghiệm đầu tiên và cần thiết khi Thượng Đế đến với thế giới tương đối) 72 nam và 72 nữ (Chúa Guêsu là trưởng tử) mỗi người con sở hữu một nguồn gene khác nhau (đây là 144 nguồn gene gốc trong Vũ trụ). Tất cả, các Người con đều được Thượng Đế Cha và Mẹ cài đặt toàn bộ các chương trình ý thức, tri thức và tâm hồn như của chính mình. Còn được gọi là linh hồn của Đức Chúa Con.
Một trăm bốn mươi bốn Người Con, nhưng chỉ 72 lần sinh, mỗi lần sinh là một Nam và một Nữ, còn được gọi là song thai Long Phụng. Hai người trong một sinh, còn được biết đến là một cặp vợ chồng mãi mãi trong Nước Trời, hai cá thể riêng biệt nhưng thực ra chỉ là một. Tương tư như Thượng Đế Cha và Mẹ (Adam và Eva theo Kinh Thánh Cựu ước) hai nhưng thực ra chỉ là một. Những Người Con được Thượng Đế Cha và Mẹ trực tiếp sinh ra là các Thiên Thần tối cao; Họ là những Thiên thần Tổng quản, Họ cũng sẽ là các Đấng tạo hoá trong tương lai.
Lưu ý: Tất cả mọi linh hồn được sinh ra tại Nước trời lúc khởi thuỷ đều là những cặp linh hồn sinh đôi và mỗi cặp như vậy là một cặp vợ chồng vĩnh hằng, vĩnh cửu trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn.
Bảy mươi hai cặp vợ chồng, mỗi cặp quản lý một vùng Vũ trụ.
Một trăm bốn mươi bốn Người Con của Thượng Đế là Ông Tổ, Bà Tổ của 144 ngành nghề của con người trần gian.
C – Thượng Đế đời thứ ba và thứ tư.
Bảy mươi hai cặp, mỗi cặp sinh 100 người con 50 nam, 50 nữ.
Tổng cộng: 72 nhân 100 = 7200 người
Một trăm Người cháu đời thứ ba của Thượng Đế, chia làm 50 cặp vợ chồng.
Năm mươi cặp vợ chồng cháu đời thứ ba của Thượng Đế, mỗi cặp sinh 38 Người con.
Tổng cộng: 50 nhân 38 = 1900 người.
Tính đến đời thứ ba và thứ tư thì mỗi cặp vợ chồng Con của Thượng Đế có.
Tổng cộng: là 100 + 1900= 2000 người con và cháu.
Tổng cộng: Cháu đời tứ ba và thứ tư của Thượng Đế là 2000 Người x 72 cặp = 144000 Người.
Mỗi cặp vợ chồng Con của Thượng Đế và 2000 Người con và cháu là một chi tộc. Họ cùng nhau quản lý một vùng Vũ trụ.
Một trăm bốn mươi bốn ngàn người này và tất cả những thế hệ con cháu tiếp nối về sau của Họ, tất cả đều được Thượng Đế trao cho toàn bộ các chương trình ý thức, tri thức và tâm hồn như của chính mình.
Đây là 144000 Thiên Thần được nhắc đến trong Khải Huyền, Chương 14, câu 1-3.
“1 Tôi thấy: kìa Con Chiên đứng trên núi Xi-on; cùng với Con Chiên, có một trăm bốn mươi bốn ngàn người, mang danh của Con Chiên và của Cha Con Chiên ghi trên trán. 2 Và tôi nghe thấy tiếng từ trời như tiếng nước lũ, như tiếng sấm lớn. Tiếng tôi nghe thấy tựa hồ tiếng những nhạc sĩ vừa gảy đàn vừa hát. 3 Họ hát một bài ca mới trước ngai Thiên Chúa, trước bốn Con Vật và các vị Kỳ Mục. Không ai có thể học được bài ca này, ngoài một trăm bốn mươi bốn ngàn người ấy, là những người đã được chuộc về từ mặt đất. 4.”
Một trăm bốn mươi bốn ngàn người này là những Tổng Lãnh Thiên Thần và cùng với 144 người con của Thượng Đế, về sau này là những người đồng sáng tạo và quản lý tất cả các vùng Vũ trụ.
– Từ 1900 người của thế hệ thứ tư Họ đã tiếp tục sinh ra con cháu rất đông cho đến khi đầy đủ dân số trên 66 vùng Vũ trụ, thì việc sinh nở tại Nước Trời sẽ dừng lại vĩnh viễn.
Đại gia đình Thượng Đế bao gồm Thượng Đế Cha, Mẹ Đấng Chí Tôn, con, cháu vô số linh hồn đang hiện hữu trong đại Vũ trụ. Tất cả, đều bắt nguồn từ Nguyên Thần Thượng Đế, Đấng sáng tạo tối cao.
Nguyên Thần Thượng Đế, Thượng Đế Cha và Mẹ, sự thật là ba ngôi trong một, và đây là một sự thật vĩnh hằng, vĩnh cửu. Nhưng khi chúng ta nói Đấng Chí Tôn cũng có nghĩa là chúng ta nói đến một trong hai người con lớn nhất của Thượng Đế. Đấng Chí Tôn là con của Nguyên Thần Thượng Đế, nhưng thực ra không phải là con, mà là hiện thân của Nguyên Thần Thượng Đế trong thế giới tương đối. Vì vậy khi chúng ta nói đến Thượng Đế là chúng ta nói đến Đấng duy nhất, Đấng đầu tiên và cuối cùng không có sự phân biệt là Nguyên Thần Thượng Đế hay Thượng Đế Cha, Mẹ. Ngoại trừ 144 người con do Thượng Đế Cha và mẹ sinh ra là con đúng nghĩa về thể xác lẫn tinh thần từ lúc khởi thuỷ. Những người còn lại từ đời thứ ba trở đi mặc dù không được Thượng Đế Cha và Mẹ trực tiếp sinh ra nhưng tất cả mọi người đều là những tinh linh, con tinh thần của Thượng Đế, là một phần nhỏ được tách ra từ Thượng Đế, là bản sao tuyệt đối hoàn hảo của Thượng Đế. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể gọi Thượng Đế là Ông Bà hay Cha Mẹ vẫn được chấp nhận.
- Tại sao các Thiên Thần rời nước Trời?
Trước khi có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của câu hỏi tại sao các Thiên thần phải rời Nước Trời, trước tiên chúng ta hãy quay về thời điểm không thời gian. Không thời gian cũng có nghĩa là thời điểm Vũ trụ vật chất chưa hiện hữu, nói chính xác hơn là trong toàn bộ không gian Vũ trụ không có bất cứ một chuyển động nào. Trong không gian vô hạn của Vũ trụ lúc này chỉ là chân không và từ trong chân không Thượng Đế đã sáng tạo nên diệu hữu (Từ trong cái không có Thượng Đế đã sáng tạo ra cái có). Thời điểm này, được gọi là điểm khởi thuỷ, là thời điểm thế giới tuyệt đối tạo ra thế giới tương đối.
Thực ra, trước khi chưa có thế giới tương đối nhị nguyên, chưa có Vũ trụ, chưa có sự sống, Thượng Đế cũng chưa có. Trước khi thế giới tương đối hiện hữu, trong không gian vô tận của Vũ trụ chỉ tồn tại một cái duy nhất và cái duy nhất này mang một năng lượng vô hạn, một sức mạnh vô cùng tận và ẩn tiềm quyền năng tối thượng. Và cái duy nhất này chỉ tồn tại trong thế giới tuyệt đối, nó là cái đã từng được Lão Tử đặt tên là Đạo (NGUYÊN THẦN THƯỢNG ĐẾ) và từ cái gọi là Đạo này đã sáng tạo nên Vũ trụ, sáng tạo nên sự sống, sáng tạo nên thế giới tương đối nhị nguyên. Đạo là nguồn, là Cha đẻ, Mẹ đẻ của sự sống. Chỉ đến khi sự sống được hình thành, ý thức vận hành Thượng Đế mới được ra đời, nói cách khác là chính con người đã sáng tạo ra ngôn từ Thượng Đế và cũng chính con ngưới đã vinh danh Thượng Đế lên Ngôi Thượng Đế. Thượng Đế sáng tạo nên con người và con người sáng tạo nên Thượng Đế là bài học đầu tiên trong thế giới tương đối.
Albert Einstein cho rằng “Tất cả mọi sự tương đối là tuyệt đối” quả thực đây là một câu nói mang chân lý tối hậu. Bởi khi tất cả mọi sự hiện hữu, mọi điều, mọi thứ trong thế giới tương đối trở về Một như lúc đầu, khi đó nó mới có thể trở thành tuyệt đối. Tổng hợp mọi sự tương đối về Một là tuyệt đối, ngược lại thế giới tương đối là do Thượng Đế mà thành, vậy Thượng Đế là tuyệt đối, là duy nhất là đầu tiên và cuối cùng. Riêng trong mỗi linh hồn của chúng ta, luôn tồn tại cùng lúc hai thế giới; Tuyệt đối và Tương đối, hai thế giới này mãi mãi song hành và gắng kết với nhau muôn đời, muôn kiếp, vĩnh hằng, vĩnh cửu. Nhưng hỏi liệu trong chúng ta cái gì là tuyệt đối, cái gì là tương đối? Đạo hay còn được gọi là ý thức, trí tuệ là tuyệt đối. Bởi Đạo là cái sáng tạo ra mọi sự hiện hữu, Đạo là Mẹ của Vũ trụ vạn vật, và tất cả mọi sự hiện hữu cuối cùng đều trở về Đạo, vì vậy Đạo là tuyệt đối. Đạo là hư không và tỉnh lặng tuyệt đối, Đạo không hình dạng, không cái gì thể nắm bắt được Đạo, vì vậy Đạo là tuyệt đối. Vô hình chung mỗi con người là một Vũ trụ thực sự, bởi ai cũng có Đạo. Và Linh hồn hay còn được gọi tâm hồn là tương đối, vì nó là cái được sinh ra.
Tâm hồn là cái được sinh ra bởi Đạo sau khi thế giới thế giới tương đối ra đời, vì vậy mọi hoạt động có liên quan đến tâm hồn đều phải tuân theo quy luật tương đối. Tính tương đối của tâm hồn luôn bị giới hạn bởi quy luật tương đối, cho nên nó không bao giờ có thể tuyệt đối như ĐẠO. Nhưng lạ thay, trong thế giới tương đối chúng ta lại phải chấp nhận một sự thật Tâm hồn là ông chủ của Đạo. Đạo, tức “Ý thức, trí tuệ” chỉ là người làm công, là trợ thủ đắc lực, là người dẫn đường, là công cụ hiệu quả nhất giúp cho Tâm hồn hoàn thành sứ mệnh trong sống. Sau khi Đạo đã hoàn thành sứ mệnh sáng tạo ra thế giới tương đối, sáng tạo ra Tâm hồn, Đạo đã trao sứ mệnh sống và nuôi dưỡng sự sống cho Tâm hồn. Sau khi đã hoàn thành sứ mệnh sáng tạo ra Tâm hồn, Ý thức chỉ đồng hành, quan sát và trợ giúp Tâm hồn trong sống, nhưng không làm chủ. Tâm hồn ước muốn cái gì, yêu thích cái gì, thù ghét cái gì, đam mê điều gì, Ý thức sẽ trợ giúp hiện thực điều Tâm hồn muốn. Tương tự như vậy, sau khi Thượng Đế sáng tạo ra thế giới tương đối, Ngài đã trao cho con người làm chủ Vũ trụ sự sống và cuộc sống của chính con người, nói chung là làm chủ toàn bộ thế giới tương đối. Thượng Đế chỉ là Người quan sát, trợ giúp và tham gia sống cùng con người, nhưng không làm chủ con người hay bất cứ cái gì do Ngài sáng tạo ra. Nhưng con người và tất cả mọi điều, mọi thứ phải được tuân thủ bởi luật của Vũ trụ đã được Thượng Đế đặt ra. Thượng Đế, tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu trong thế giới tuyệt đối, nhưng Ngài luôn tham gia sống cùng con người trong thế giới tương đối. Vì vậy, Thượng Đế là tuyệt đối và tương đối, là đầu tiên và cuối cùng, là tất cả và không gì cả, là Ông chủ và là người giúp việc, là có và không, là vĩnh hằng – vĩnh cửu.
Sống là quy trình vĩnh hằng, vĩnh cửu, nhưng nếu đời sống của con người không có tâm hồn, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, dẫn đến kết thúc sự sống. Khi con người sống không có tâm hồn thì mọi sự hiện hữu, mọi vật chất trong Vũ trụ sẽ trở nên thô ráp, xơ xác, khô cứng, vô hồn, không còn tồn tại bất cứ vẽ đẹp nào, mọi thứ sẽ không còn ý nghĩa, mặc dù chúng vẫn tồn tại và vẫn không có gì khác biệt so với khi con người sống có Tâm hồn. Qủa thật, Tâm hồn là ông chủ của toàn bộ sự sống, là Linh hồn của Vũ trụ.
Trong thế giới nhị nguyên Ý thức đại diện cho DUY VẬT, Tâm hồn đại diện cho DUY TÂM. Duy vật và duy tâm luôn song hành và cùng chung sống trong mỗi cá thể không bao giờ có thể tách rời. Chỉ có con người thế gian là thường hay quan niệm duy vật khác biệt với duy tâm, duy tâm khác biệt với duy vật. Thực ra khi hiểu rõ, chúng ta sẽ thấy rằng duy vật và duy tâm không thể tách rời.
Con người đã đến với thế giới tương đối, tất nhiên con người phải tuân theo quy luật và luôn xem tất cả mọi điều, mọi thứ, từng bộ phận của Vũ trụ, từng bộ phận trong sống là tương đối, luôn luôn là tương đối, không thể nào tuyệt đối. Nhưng phúc thay con người lại được Thượng Đế sáng tạo ra trong tình trạng hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất, và sống với một đời sống trong một thế giới hoàn mỹ, hạnh phúc vô cùng. Đó là lý do tại sao con người không thể nào có thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn trong cái thế giới đó. Nhưng để có thể giúp cho con người tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn trong sống, bắt buộc con người phải kinh nghiệm qua, trải nghiệm qua tất cả mọi điều, mọi thứ, mọi cảm xúc trái chiều. Thượng Đế hiểu rất rõ về điều này, nên ngay từ đầu Người đã cho phép con người ra đi để tìm kiếm cái có thể giúp cho con người có được sự bảo hoà và cân bằng trong sống cho chính con người và cho cả Thượng Đế. Đây là lý do quan trọng và cần thiết nhất thúc dục các Thiên thần rời bỏ Nước Trời tìm đến thế gian.
Trong phần trên chúng ta đã biết, mỗi một con người được sinh ra lần đầu tiên tại Nước Trời, Thượng Đế đều trang bị cho con người đó một phiên bản linh hồn của chính Thượng Đế. Vì vậy mỗi chúng ta là một tiểu Thượng Đế thực sự hoàn hảo. Nhưng nếu Thượng Đế và tất cả mọi người cùng nhau sống trong một thế giới mà tất cả đều suy nghĩ, cư xử và hành động hoàn toàn giống nhau thì cuộc sống tại thế giới này không còn ý nghĩa. Trên thực tế, khi mà một con người sống với một cuộc sống cực kỳ đau khổ con người sẽ không thiết sống nữa. Ngược lại, khi con người sống với cuộc sống cực hoàn hảo con người cũng không thiết sống nữa, bởi cả hai cách sống ấy con người không thể tìm thấy ý nghĩa đích thực của sự sống. Trong thế giới tương đối, nếu có một cái gì đó đạt đến cực đại, hay cực tiểu cái đó sẽ không tồn tại nữa, cực đại hay cực tiểu chỉ có thể tồn tại trong thế giới tuyệt đối. Vũ trụ giản nở đến một biên độ được gọi là cực đại Vũ trụ sẽ sụp đổ, lúc đó Vũ trụ tự động co lại cho hành trình trở về cực tiểu, trở về không. Và khi những hạt vật chất trong Vũ trụ đã co lại đạt đến cực tiểu nó cũng sẽ không tồn tại nữa mà sẽ vỡ ra cho hành trình đi đến cực đại. Hai sự kiện này còn được biết đến như là ngày tận thế và vụ nỗ lớn “Big bang”. Trong thế giới tương đối, tất cả mọi điều, mọi thứ không có gì là có thể tránh khỏi quy luật THÀNH, BẠI, HOẠI, KHÔNG của Vũ trụ. Nhưng bánh xe luân hồi của Vũ trụ sẽ quay mãi, quay mãi trên hành trình mang lại sự sống vĩnh hằng, vĩnh cửu cho Vũ trụ và con người.
Tương tự như vậy, TÂM HỒN của con người cũng không thể thoát khỏi quy luật tương đối của Vũ trụ. Con người sẽ không thể nào có thể sống và tồn tại được trong tình trạng cực kỳ toàn thiện, cực kỳ hạnh phúc mãi mãi, vĩnh hằng, vĩnh cửu. Trong thế giới tương đối con người không thể nào tồn tại được, nếu cứ sống và tăng trưởng theo một chiều. Quy luật, có và không , thăng và giảm, lên và xuống, phải luôn được vận hành liên tục, bất biến vĩnh cửu trong Vũ trụ, thì mọi thứ mới có thể tồn tại được và sự sống mới thực sự có ý nghĩa. Nói cách khác trong thế giới tương đối, thì tất cả là tương đối không bao giờ có thể trở thành tuyệt đối. Vì vậy, khi một vòng tuần hoàn của một vùng Vũ trụ kết thúc và mở ra, cũng là lúc mỗi linh hồn của chúng ta cũng phải tự làm mới lại bản ngã mình một lần nữa và nơi khởi đầu cho hành trình này là nơi tối tăm nhất, đau khổ nhất, độc ác nhất, dã man nhất, tàn bạo nhất, khủng khiếp nhất.., THẾ GIAN. Vì vậy, mỗi người phải tự sáng tạo nên bản ngã cho riêng mình, nhưng con người không thể thực hiện được việc làm này trong đời sống tại Nước Trời. Ngoài việc tự sáng tạo cho mình một bản ngã riêng. Con người còn cần phải tự hoàn thiện hiểu biết đã có của mình bằng kinh nghiệm, bằng trải nghiệm thực tế nhằm có được những cảm xúc chân thực nhất về cuộc sống nơi trần thế. Và tất cả những gì mà con người cảm nghiệm được trong thời gian trải nghiệm trần thế sẽ là cứu cánh cho chính con người trong đời sống Thiên đàng khi con người kết thúc trải nghiệm.
Đây là lý do chính và rất quan trọng, mà tự thân mỗi con người phải tự tìm kiếm và sáng tạo cho riêng mình, trong một thế giới khác không là tại Nước trời nó còn được biết đến là thế gian. Tất cả, các Thiên Thần con và cháu đời thứ tư trở đi, sau khi sống ở Nước Trời một thời gian. Tất cả họ, từng cặp, từng cặp “vợ chồng trong Nước Trời” sẽ lần lượt rời Nước Trời đến một hành tinh khác để tìm kiếm sự trải nghiệm và sau khi thức tỉnh hoàn toàn Họ sẽ định cư tại nơi ở mới. Một trăm bốn mươi bốn, Người Con của Thượng Đế và 144000 ngàn Con cháu của Họ, sẽ không phải đi trải nghiệm trong thời kỳ khởi thuỷ. Bởi Họ là những Người đồng sáng tạo, kiến thiết và chuẩn bị mọi công việc cho cuộc sống trên những hành tinh mới. Đồng thời Họ cũng là những Người dìu dắt những linh hồn tại nơi ở mới, cho đến khi số người này hoàn toàn thức tỉnh. Nhưng trong quá trình đó sẽ có một số Thiên thần trong số đang ở lại Nước Trời, đến những nơi ở mới vừa trải nghiệm, vừa thực hiện sứ mệnh do Thượng Đế phái đi.
Đây là sự kiện nằm trong kế hoạch toàn tri của Thượng Đế. Nó được xúc tiến trong sự đồng thuận và hoàn toàn được thống nhất giữa những người thực hiện và Người lên kế hoạch. Họ sẽ là những Người ra đi tìm kiếm ngưồn hạnh phúc trọn vẹn cho chính Họ và Thượng Đế. Đó là mục tiêu then chốt của Thượng Đế khi Người quyết định rời khỏi thế giới tuyệt đối, đến với thế giới tương đối. Và đó cũng chính là mục đích để Thượng Đế biết mình thực sự là ai. Qúa trình, đưa những linh hồn đã được sinh ra tại Nước Trời đến với những hành tinh mới trong Vũ trụ để trải nghiệm diễn ra liên tục cho đến khi dân số trong 66 vùng Vũ trụ được lấp đầy. Khi một vùng Vũ trụ bắt đầu co lại, cũng là lúc tất cả các Thiên thần trong vùng Vũ trụ đó lần lượt di chuyển đến một vùng Vũ trụ mới bắt đầu sự sống trong tình trạng quên lãng. Số linh hồn đang trải nghiệm chưa được cứu rỗi trong vùng Vũ trụ cũ, sẽ là những người đầu tiên đến một vùng Vũ trụ mới đã đi vào hoạt động tiếp tục trải nghiệm. Linh hồn đầu tiên đến vùng Vũ trụ mới, sẽ là những linh hồn sau cùng đến vùng Vũ trụ tiếp theo. Kết thúc trải nghiệm, tất cả mọi linh hồn sẽ thức tỉnh hoàn toàn, trở lại trạng thái của Thiên thần của chính mình.
Quy trình đi vào quên lãng để trải nghiệm và làm mới bản ngã của mỗi linh hồn sẽ diễn ra liên tục bất tận, hết lần này đến lần khác trong đời sống bất tận, vĩnh cửu. Khi một một vùng Vũ trụ khép lại và mở ra quy trình này lại được tiếp tục. Ngoài Thượng Đế Cha và Mẹ không trực tiếp đi trải nghiệm như quy luật. Còn lại tất cả mọi linh hồn đều phải thực hiện việc này kể cả Thượng Đế Con và 144,000 Tổng Lãnh Thiên thần. Thông thường, Thượng Đế Con và nhóm Tổng lãnh Thiên thần vừa đi trải nghiệm vừa thực hiện sứ mệnh do Thượng Đế Cha, Mẹ giao phó. Nhóm người này đi trải nghiệm trên những hành tinh chưa được giải thoát có khi còn nhiều hơn cả những linh hồn thứ cấp.
- Các Thiên Thần rời Nước Trời tìm kiếm điều gì?
Trước khi biết được những bí mật Các Thiên Thần rời Nước Trời tìm kiếm điều gì? Chúng ta, sẽ thử tìm hiểu đời sống của các Thiên Thần trong Nước Trời như thế nào?.
Có một điều rất dễ nhận biết là tất cả Người trong nước Trời luôn sống bằng một ý thức cao nhất“ ý thức Thượng Đế”. Ngoài nền tảng ý thức tuyệt vời, đồng thời Họ còn sở hữu một tâm hồn luôn thể hiện lối sống “Thiên tính bản tâm”. Dựa trên nền tảng tình yêu tuyệt đối của mình, dành cho mọi người và cho tất cả mọi mối liên hệ trong đời sống, còn được hiểu là Thượng Đế tính hay Phật tính.
Cùng với trí tuệ vô hạn mà Thượng Đế đã ban cho, Họ đã sở hữu và làm chủ toàn bộ công nghệ siêu việt mà Loài người không thể tưởng tượng nổi. Ngoài các công nghệ như siêu sóng não, sóng hấp dẫn, sóng phản trọng lực đã đề cập trong STVĐ. Họ còn làm chủ các công nghệ điện toán siêu vật thể, công nghệ siêu sóng vi lượng “lượng tử” vv…. Công nghệ siêu sóng vi lượng phối hợp với công nghệ điện toán siêu vật thể, có thể phân tách và di chuyển một số vật chất đến nơi khác và hợp lại thành nguyên trạng ban đầu trong nháy mắt. Khi con người sở hữu cơ thể ánh sáng, cũng có nghĩa là con người sở hữu cơ thể vật chất hoàn hảo, người ta có có thể di chuyển thể xác từ nơi này đến nơi khác bằng công nghệ siêu sóng vi lượng trong tích tắc.
Ví dụ: Có một vị chân sư sống và làm việc tại Sài gòn và tại thời điểm đó vị chân sư muốn đến New York để thực hiện một số công việc cần thiết và khẩn cấp. Thay vì Ông ta di chuyển bằng các phương tiện thông thường của con người như máy bay, tàu thuỷ và thậm chí Ông ta có thể điều động được Hcả đĩa bay để đi đến New York. Nhưng nếu sử dụng các phương tiện thông thường sẽ làm chậm trể công việc của Ông ta, còn nếu sử dụng đĩa bay sẽ gây sự chú ý và phiền phức. Vì vậy, Ông ta yêu cầu sử dụng công siêu sóng vi lượng để đến được New York trong thời gian sớm nhất. Sau khi định vị nơi Ông ta sẽ đến, người ta sử dụng công nghệ siêu sóng vi lượng kết hợp với công nghệ điện toán siêu vật thể, phân tách cơ thể vật lý của vị chân sư ra và di chuyển đến nơi Ông ta cần đến và kết hợp trở lại. Đồng thời, tại thời điểm đó người ta cũng đã sử dụng công nghệ siêu sóng não đưa linh hồn của Ông ta ra khỏi cơ thể vật lý trước khi phân tách và sau khi được kết hợp người ta cài đặt linh hồn của Ông ta trở lại thể xác trong tích tắc.
Đây chính là công nghệ mà các chân sư đã từng sử dụng tại các vùng rừng núi Ấn Độ mà chúng ta thường được nghe kể trong các phẩm viết về họ như tác phẩm Đông phương huyền bí của Paul Brunton, Hành trình về phương đông của Baird T. Spalding vv…Các chân sư xuất hiện trong một căn phòng cửa đóng then cài và ra đi cũng trong tình trạng đó như một bóng ma, tất cả mọi điều mà Họ thực hiện đều dựa trên công nghệ này. Đức Chúa Gêusu khi còn tại thế thực hiện việc biến bánh mì và cá khô từ ít thành nhiều phân phát cho các tín hữu cũng đã được trợ giúp bằng công nghệ này.
Đời sống trong nước Trời, con người không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc, nhà ở, phương tiện đi lại, không cần phải làm việc, được làm việc là niềm vui không phải bắt buộc. Trong nước Trời con người sẽ được hưởng thụ bất cứ điều gì Họ muốn, mọi nhu cầu của Họ trong cuộc sống luôn được đáp ứng ngay tức thì. Người trong nước Trời, không bao giờ đau ốm bệnh tật, trẻ mãi không già và trường sinh bất tử tất cả đều nhờ công nghệ siêu việt.
Trong nước Trời, không chiến tranh, xung đột, không có đau khổ, mất mát, không có tang thương, chết chóc, muộn phiền lo âu, đói khổ, thiếu thốn. Trong nước Trời, không phải học hành, không có Tôn giáo, chính quyền, không có trường học, bệnh viện, siêu thị, ngân hàng nhà băng Họ không sử dụng tiền bạc. Trong nước Trời, không có các cuộc tranh tài, không tìm đâu thấy sự gục ngã đau đớn ê chề của người thua cuộc. không có những chàng trai, cô gái đến tuổi dậy thì và những mối tình đầu từ các chàng trai, cô gái mới lớn. Không có những cuộc chia tay đầy nước mắt trong tình yêu. Không có tiếng thét xé lòng của người mẹ mất con, không tìm đâu thấy nỗi đau tận cùng của những kẻ mất người thân… không có bất cứ một sự tiêu cực nào hiện hữu trong nước Trời.
Trở lại Nước Trời một lần để chúng ta thử hình dung, nếu cuộc sống ở đó chỉ toàn là sự tốt đẹp, hoàn hảo, an lạc ngoài ra không còn có một điều gì khác ngoài sự tích cực. Và hỏi rằng nếu con người cứ sống mãi trong một thế giới như thế, liệu cuộc sống đó còn có ý nghĩa gì không? Hỏi một cuộc sống như vậy có phải thực sự là Thiên đàng hay không? hay nó chỉ là địa ngục nhàm chán, vô vị, buồn tẻ đúng nghĩa. Làm thế nào mà con người có thể, có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn trọn vẹn khi mà chung quanh Họ chỉ toàn là sự tốt đẹp, ngoài ra không có gì khác. Họ lấy gì để nhận biết thế giới mà Họ đang sống thực sự là Thiên đàng, nếu Họ chưa từng bao giờ kinh qua địa ngục. Vì vậy, con người muốn thực sự hiểu và yêu quý Thiên đàng của họ, Họ phải tự mình tìm kiếm kinh nghiệm và trải nghiệm qua địa ngục.
Vì vậy, các Thiên Thần phải rời xa Thiên đàng để tìm kiếm sự cứu cánh cho chính mình và cho cả Thượng Đế. Cứu Thiên Đàng thoát khỏi địa ngục nhàm chán, vô vị và buồn tẻ.
Chúng ta biết rằng khi Thượng đế trao cho chúng ta ý thức như ý thức của Người, tâm hồn của chúng ta như tâm hồn của Người. Cũng có nghĩa, con người là một tiểu Thượng Đế, vì vậy con người hiểu biết tất cả, biết thế nào là chiến tranh, xung đột, chết chóc, đau khổ, phiền muộn, cô đơn, mất mát, buồn chán, thất bại, ích kỷ, lừa dối, phản trắc, biển lận, gian xảo, cường quyền, áp bức, chà đạp, khinh bỉ …nói chung là hiểu biết tất cả mọi mặt trái của đời sống Thiên đàng. Nhưng hiểu biết là một chuyện, có được kinh nghiệm về điều mà mình hiểu biết là chuyện khác. Kinh nghiệm thực tế mọi mặt đời sống cả Thiên đàng và Địa ngục là vô cùng cần thiết với tất cả mọi linh hồn, là sự thật là chân lý bất biến vĩnh cửu.
Thượng Đế và chúng ta hiểu biết tất cả nhưng chỉ là hiểu biết qua khái niệm. Nhưng chúng ta không thể nào tìm kiếm được những cảm xúc và kinh nghiệm mặt trái Thiên đàng, về những trải nghiệm tiêu cực, trong nước Trời. Vì vậy, để có thể có được những kinh nghiệm để có được những cảm xúc chân thật, bắt buộc mỗi chúng ta phải tự trải nghiệm thực tế về tất cả những gì chúng ta đã hiểu biết qua khái niệm.
Đó là lý do Thượng Đế sáng tạo ra thế giới trần tục “thế giới mà Loài người vừa mới trải qua hơn 11,500 ngàn năm trước” thế giới của vô minh, bóng tối, mê muội ngu dốt, tội lỗi, dã man, tàn bạo… nó thực sự là địa ngục của các Thiên Thần. Trong thế giới nhị nguyên, trần gian cũng có nghĩa là địa ngục, là phía đối lập với Thiên Đàng.
Ví dụ: Ta đang phải gồng mình sống dưới cái nắng nóng luôn xấp xỉ trên, dưới 45 độ C, không có một ngọn gió, thiếu nước uống. Bất chợt có người đưa ta đến một không gian đầy đủ tiện nghi, rộng rãi, thoáng đãng, nhiệt độ xấp xỉ 20 độ C, có đầy đủ thức ăn, nước ép trái cây các loại, bia ướp lạnh, âm nhạc du dương… Và người đó cho phép ta toàn quyền sử dụng tuỳ theo sở thích. Vậy hỏi con gì thú vị hơn, hạnh phúc hơn trong lúc đó.
Từ ví dụ này ta thấy giống như mình đang sống trong trạng thái địa ngục bước thẳng vào Thiên đàng. Nếu ta không trải nghiệm sự thiếu thốn và nắng nóng khủng khiếp như thế, ta sẽ không có nhiều cảm xúc khi tiếp cận với căn phòng tiện nghi đấy đủ và mát mẽ đó.
Ví dụ: Ta đang sống trong một không gian đầy đủ tiện nghi, dư thừa vật chất tại một xứ sở cận nhiệt đới, gió biển luôn mát mẻ và nắng ấm chan hoà quanh năm. Bất ngờ ta bị nạn và phải sống tại một xứ sở bắc cực, quanh năm băng tuyết, không nắng ấm, không lò sưởi, thiếu thốn trăm bề. Không có đủ quần áo, chăn mền, không có súp gà nóng hổi, không rượu ngon, không bánh ngọt, thiếu thức ăn trầm trọng… Từ ví dụ này, ta thấy giống như mình đang sống trong Thiên đàng bước thẳng vào đời sống địa ngục. Vì vậy, nên ta luôn nhớ và yêu mến cuộc sống cũ, cuộc sống mà trước đó ta xem rất bình thường và không dành cho nó nhiều sự quý trọng.
Trải nghiệm trạng thái tiêu cực sẽ giúp ta cảm nhận và yêu quí trạng thái tích cực. Nhưng nếu như ta sống mãi trong trạng thái tích cực, ta sẽ không còn cảm giác hạnh phúc và yêu quý chúng nữa. Đó cũng chính là lý do con người luôn phải trải nghiệm hết lần này đến lần khác, luôn làm mới lại bản ngã mình hết lần này đến lần khác, mỗi khi vùng Vũ trụ ta sống khép lại và mở ra.
Đây thực sự là ước muốn lớn lao và vô cùng mãnh liệt của mỗi linh hồn trước khi rời nước Thiên Đàng. Đến với trải nghiệm thế gian là nhằm tìm kiếm nguồn hạnh phúc trọn vẹn, sau khi trở lại đời sống Thiên đàng của mỗi linh hồn.
- Làm thế nào các Thiên Thần có thể trải nghiệm được những gì mà Họ đã ước muốn trước khi rời nước Trời?
Trước khi xa rời nước Trời đến nơi ở mới, mỗi người trong chúng ta đều ý thức rằng nơi mình sẽ đến là thế giới đầy bóng tối, nơi sẽ xảy ra tội ác và nhiều đau khổ…Vì vậy, nếu con người đến thế gian trong trạng thái thức tỉnh hoàn “Trạng thái Thiên thần”, con người sẽ không thể nào trải nghiệm được bất cứ điều gì.
Vì vậy, Thượng Đế chỉ cho linh hồn nhập thể bằng một tâm hồn thuần khiết và một chương trình phần mềm ý thức trống rỗng không còn một chút thông tin nào. Nhưng tất cả, mọi dữ liệu về đời sống tại nước Trời “Thiên tính bản tâm”và tri thức Thượng Đế của mỗi chúng ta, cũng đã được Thượng Đế cài đặt trong não bộ cho con người khi đi đầu thai. Còn được gọi là siêu ý thức, nhưng tất cả các thông tin này con người không thể sử dụng được tại trần thế, nếu không có điều kiện.
Đây là việc làm rất cao minh của Thượng Đế, là công cụ rất hữu ích mà Thượng Đế đã trao cho con người đến với trần gian. Khi mà con người sống trong một cái thế giới bóng tối luôn vây quanh, phủ đầy sự ngu dốt, dại khờ, đần độn, mê muội. Khi mà lý trí không có một chút tri thức nào dù là rất ít ỏi, đủ để có thể phân tích được một hành động có lợi hay có hại cho chính mình. Đây cũng là lúc tâm hồn của con người đứng lên làm chủ toàn bộ đời sống. Tâm hồn tối tăm sẽ thúc đẩy những nỗi sợ hãi, lòng ham muốn, ích kỷ và dục vọng trổi dậy, nhưng không được ý thức và lý trí dẫn dắt. Từ đó con người đã sống một đời sống hoàn toàn dựa vào cảm tính, thích gì làm nấy bất chấp hậu quả, bất chấp thủ đoạn, không ý thức được thế nào là thiện ác, đúng sai.
Đó là tất cả nguyên nhân là động lực dẫn dắt con người đến với tội lỗi và cũng từ đó con người đã trở thành những cổ máy sáng tạo ra nguyên liệu trải nghiệm. Và từ các nguyên liệu tội lỗi, qua một vòng sinh tử luân hồi, luật nhân quả sẽ bào chế thành những phương thuốc đắng cuộc đời. Những liều thuốc giúp con người trải nghiệm được những cảm xúc rất chân thật về nỗi sợ hãi, đau khổ, bất hạnh, mất mát, đắng cay, cô đơn, thất bại, buồn chán, đói khổ, rách rưới, không nhà không cửa, lang thang, tù đày, bị khinh khi, bị chà đạp, hắt hủi, cưỡng bức vv….Đây chính là những gì mà một linh hồn trước khi rời xa nước Trời ước muốn được cảm nghiệm, được kinh nghiệm thực tế.
Và quả thật, Đức Chúa Guêsu Người rất yêu thương Nhân loại và cũng là Người rất can đảm, Ông ta đã tiết lộ sự thật này cách đây 2000 năm. Ngay từ câu nói đầu tiên của bài giảng trên núi Ông ta đã tiết lộ một sự thật vô cùng to lớn về hành trình của Loài người trên Trái đất. Nhưng từ trước đến nay, hầu như chúng không quan tâm đến lời nói này của Ông ta.
Tân ước – Mátthêu, Chương 5 câu 3.
“3 Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”
Chúng ta, sẽ phân tích khi nói lên câu “Tâm hồn nghèo khó” Ông ta là có ý gì?
Trước khi, hiểu được ý nghĩa đích thực của câu “Tâm hồn nghèo khó” chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua câu nói mang tính đối lập “Tâm hồn giàu có”. Vậy ý nghĩa của câu tâm hồn giàu có sẽ được phát ngôn tương tự như thế nào? Nó có phải là những câu nói tương tự như thế này?.
– Người có tâm hồn giàu lòng bác ái.
– Người có tâm hồn giàu lòng từ bi.
– Người có tâm hồn giàu lòng nhân ái.
– Người có tâm hồn “tấm lòng” giàu tình thương.
– Người có tâm hồn giàu lòng vị tha vv…
Khi sử dụng chữ nghèo trong câu nói, Ông ta muốn nhấn mạnh về điều gì chúng ta đã biết. Giàu và nghèo vật chất, không phải là điều Ông ta muốn nhắc đến ở đây.
Một người giàu có thực sự về tiền của, vật chất. Nhưng trong đời sống họ luôn thể hiện tính cách keo kiệt, bủn xỉn, biển lận, gian xảo, nham hiểm, độc ác…Vậy người này, không phải là người nghèo khó về vật chất, nhưng là người có “Tâm hồn nghèo khó”
Một người nghèo khó thực sự về tiền của, vật chất. Nhưng trong đời sống họ luôn tỏ ra rộng rãi, chia sẻ cho những ai khó khăn hơn, luôn ra tay giúp đỡ người yếu thế, sống chan hoà và yêu thương mọi người…Vậy người này, không phải là người giàu có về vật chất, nhưng là người có “Tâm hồn giàu có”
Nhưng hỏi tại sao? Đức Chúa Guêsu lại cho rằng; Nước Trời là của những người có tâm hồn nghèo khó, không lẽ Ông ta nhầm lẫn. Không Ông ta không nhầm lẫn mà Ông ta nói lên sự thật. Ông ta biết rằng, con người đến với thế gian là đến với tối tăm, mù loà, mê muội và từ đó con người sẽ phạm tội, sẽ gian ác, sẽ tồi tệ, xấu xa. Một khi con người đã phạm phải tội ác và xấu xa thì luật nhân quả chỉ có thể trả lại cho họ những gì mà họ đã gây ra. Và chỉ có những ai có tâm hồn nghèo khổ họ mới có thể thực hiện những hành động tội lỗi và xấu xa.
Chỉ có những người “có tâm hồn nghèo khổ”, họ mới có thể gây ra nhiều tội lỗi, và từ tội lỗi luật nhân quả sẽ đem đến cho họ nhiều đau khổ, mất mát. Qua đó giúp họ có được những kinh nghiệm, những trải nghiệm cần thiết, có được những cảm xúc chân thật nhất về sự gian nan, vất vã, đau khổ; có được những gì mà họ đã thực sự ước muốn trước khi rời xa Thiên đàng. Khi họ đã học hết những bài học cần phải học, trải nghiệm hết những gì cần trải nghiệm họ sẽ trở về nước Thiên đàng, vì Nước Trời là của họ.
Những ai, có tâm hồn giàu có, họ không thể thực hiện những hành động tồi tệ, xấu xa. Mà đã là không tồi tệ, xấu xa thì luật nhân quả chỉ có thể đem trả lại cho họ những điều tốt lành.
Qủa thật, Đức Chúa Guêsu rất cao minh, chỉ một câu nói mà Ông ta đã lột trần được toàn bộ sự thật và mục đích sống của Loài người trên thế gian.
Thượng Đế, mặc dù rất là hiếm khi đến trần gian trải nghiệm thực tế. Nhưng thông qua chúng ta Thượng Đế đã trực tiếp trải nghiệm cùng với mỗi người trong chúng ta. Thượng Đế sẽ trải nghiệm cùng chúng ta về tất cả những gì mà con người đã sáng tạo ra dù đó là niềm vui hay nỗi buồn. Thông qua đường truyền siêu sóng não, Thượng Đế luôn ở bên cạnh, luôn ở bên trong chúng ta từ lúc linh hồn con người rời khỏi Thiên đàng, cho đến khi con người thức tỉnh hoàn toàn trở về ngôi nhà của Người.
Con người trải nghiệm điều gì Thượng đế trải nghiệm điều đó, cảm xúc của mỗi người trong mọi hoàn cảnh sống như thế nào Thượng Đế cảm xúc như thế đó. Một người trong đói khổ có cảm xúc như thế nào Thượng Đế cũng có cảm xúc như thế đó, cảm xúc của một người đi ăn xin như thế nào Thượng Đế cũng có cảm xúc như thế đó. Cảm giác lạnh buốt trong đêm đông của một lử hành rách rưới như thế nào Thượng Đế cũng có cảm giác như thế đó, cảm giác của một người bị tù đày như thế nào Thượng Đế cũng có cảm giác như thế đó, cảm giác của một người bị đánh đập, bị hành hạ dã man như thế nào Thượng Đế cũng có cảm giác như thế đó…
Cảm xúc của một người vỡ oà trong niềm vui chiến thắng như thế nào Thượng Đế cũng có cảm xúc như thế đó, cảm xúc của người trúng số độc đắc như thế nào Thượng Đế cũng có cảm xúc như thế đó…
Trên thực tế, chúng ta đến với Thế gian là đến nhằm tìm kiếm trải nghiệm qua tất cả các cảm xúc mặt trái của sự toàn hảo. Các cảm xúc mà khi ở trần thế chúng ta cảm thấy chán ghét nhất, cô đơn nhất, buồn bả nhất, nhục nhã nhất, cực khổ nhất.. thậm chí là những ngày tháng mà chúng ta cảm thấy vô nghĩa nhất, đơn điệu nhất, không đáng sống nhất. Đó cũng chính là những cảm giác, có ích nhất, cần thiết cho chính chúng ta trong đời sống thức tỉnh hoàn toàn. Tóm lại; Khi tại trần thế chúng ta trải nghiệm cảm giác gì mà con người cho là tồi tệ nhất, cái gì chúng ta đã từng nếm trải qua được con người cho là xấu xa nhất, chính là những gì thiết nhất cho chính chúng ta trong đời sống thức tỉnh hoàn toàn, hay còn được gọi là Thiên đàng hay niết bàn. Lời của Lão Tử đã từng nói giờ ngẫm lại chúng ta mới thấy nó quả thật là hoàn toàn đứng đắn. “Chính ngôn nhược phản” (lời hợp đạo nghe như ngược đời). Lão Tử Đạo Đức Kinh.
Con Người được Thượng Đế sáng tạo và Thượng Đế được con người sáng tạo. Chỉ đến khi Thượng Đế đến với thế giới tương đối, chỉ đến khi Thượng Đế sáng tạo ra con người Thượng Đế mới biết mình là Thượng Đế.
Bởi trong thế giới tuyệt đối Thượng Đế không có người thân, không có bạn đồng hành, không có ai khác ngoài chính mình. Chỉ đến khi Thượng Đế sáng tạo ra con người, và chính con người đã vinh danh Thượng Đế lên ngôi Thượng Đế, đến lúc này Thượng Đế mới biết mình chính là Thượng Đế. Đây là một chân lý tuyệt đối vĩnh cửu nhưng thực ra nó lại rất đơn giản và dễ hiểu.
aaa
You’re awesome!